Triển lãm Không tưởng mờ

Gallery Medium tự hào giới thiệu “iii.x_Không Tưởng Mờ”, triển lãm cá nhân đầu tiên của nghệ sĩ Arlette Quỳnh-Anh Trần...

Thông tin từ ban tổ chức:

Thời gian: 10:00 – 18:00, thứ Tư – Chủ nhật, 20/09 – 31/10/2024

Địa điểm: Gallery Medium. 240A/B Pasteur, Q.3, TP HCM.

____________

Arlette Quỳnh-Anh Trần là một nghệ sĩ lao động sống và làm việc tại Sài Gòn. Cô sáng tác nghệ thuật cá nhân và theo nhóm, đồng thời thực hành curator và viết lách. Các tác phẩm nghệ thuật của cô kết hợp giữa chính trị và thẩm mỹ khoa học viễn tưởng, thông qua hoạt hình, thiết kế 3D, lưu trữ lịch sử và kiến trúc.

Đối với triển lãm lần này, tựa đề “iii.x_Unrealized Utopia” có định dạng như một tệp dữ liệu. Nó là một tập hợp nhiều tác phẩm nghệ thuật được truyền tải từ tương lai chưa thành hiện thực. Arlette sáng tác loạt tác phẩm lần này dựa trên những nghiên cứu của cô từ kho lưu trữ của Bauhaus và những dự án dựng quốc tại Việt Nam từ thập niên 1960 tới nay. Triển lãm bao gồm các tác phẩm nghệ thuật với nhiều chất liệu đa dạng, chẳng hạn như tranh vẽ, điêu khắc, video và ảnh ghép kỹ thuật số thử nghiệm in trên nhiều chất liệu khác nhau.

Trong loạt tranh Không Tưởng Mờ (2023), Arlette hợp tác với máy móc bằng cách sử dụng các cấu trúc công nghệ và kiến trúc do AI tạo ra. Bộ tranh này hấp thụ những mường tượng về kiến trúc của Thế giới Thứ Ba (Third World) tạo ra từ vô số dòng prompt về lịch sử toàn cầu do nghệ sĩ viết ra cho AI. Chúng là các mô hình ngôn ngữ máy móc thể hiện, phản hồi các tính toán lên tương lai thông qua góc nhìn tái hiện từ hiện tại.

Một tác phẩm nổi bật khác trong triển lãm là video Elysium vô bờ (2024), do studio blankNegatives cộng tác sản xuất, một lăng kính vạn hoa giữa các bài quẻ trong thế giới kĩ thuật số và chặng du hành thời gian. Giống như các tác phẩm khác trong triển lãm, video này dựa trên sự cộng hưởng với những chương trình AI. Elysium vô bờ tưởng tượng ra một nghi lễ ”múa bóng rỗi” kỉ tương lai trên một hòn đảo ở sông Cổ Chiên của Đồng bằng sông Cửu Long, nơi từng là điểm giao thoa của nền văn minh Hy Lạp-La Mã và Phù Nam Óc Eo. Nghi lễ của họ lên đến đỉnh điểm khi phá hủy hệ thống đập thủy điện ở đầu nguồn dòng Mekong, khi nó ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái đang suy yếu mà dòng sông chảy qua. Sự hủy diệt về khí hậu và vũ trụ này như lời nhắn nhủ đối với quá trình công nghiệp hóa và hi vọng khôi phục lại các quỹ đạo của tính hiện đại đã đi chệch hướng.

“iii.x_Không Tưởng Mờ” làm mờ tiến triển theo tuyến tính của lịch sử và khiến cho sự tự phụ của chủ nghĩa hiện đại bị lung lay. Các tác phẩm nương theo sự tăng tốc công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, làm phương tiện phối hợp để dịch chuyển từ quá khứ đến tương lai và quay chiều ngược lại. Từ đó, chúng dùng địa thi học để khôi phục lại những lịch sử chính trị và các khả thể của hiện tại tưởng chừng đã bị mất đi.

Về Arlette Quỳnh-Anh Trần:

Arlette Quỳnh-Anh Trần là một nghệ sĩ lao động sống và làm việc tại Sài Gòn. Cô sáng tác nghệ thuật cá nhân và theo nhóm, đồng thời thực hành curator và viết lách. Các tác phẩm nghệ thuật của cô kết hợp giữa chính trị và thẩm mỹ khoa học viễn tưởng, thông qua hoạt hình, thiết kế 3D, lưu trữ lịch sử và kiếntrúc. Arlette say mê các mường tượng về chốn không tưởng utopia của Thế giới thứ ba (Third World), nơi các lý tưởng chính trị được pha trộn, con người và phi-nhân cùng tồn tại và hòa nhập. Cô tạo ra một cách đọc phi tuyến tính và phi lý về lịch sử hiện đại, chất vấn lại những diễn ngôn thống trị từ thời hậu Chiến tranh Lạnh về Thế giới thứ ba.

Cô từng theo học nghệ thuật và lý thuyết tại Đại học Tự Do Berlin, Univerzita Karlova ở Prague và Viện Nghệ thuật California với học bổng Fulbright. Cô là thành viên của Art in Networks: GDR and its Global Relations Fellowship, Institut für Kunst—und Musikwissenschaft, TU Dresden, Đức và Margaret F. Williams Memorial Fellow vào năm 2022 tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á San Francisco. Vào mùa thu năm 2025, cô sẽ tham gia Chương trình Học bổng New York của Hội đồng Văn hóa Châu Á.

Năm 2012, cô đồng sáng lập nhóm Art Labor, làm việc giữa nghệ thuật thị giác, khoa học xã hội và khoa học đời sống trong nhiều bối cảnh công cộng và địa phương khác nhau trong các dự án dài hạn và đa chiều.

Các tác phẩm cá nhân và tập thể của cô với Art Labor đã được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Leeum, Seoul; Lagos Biennial 2024; Albertinum Staatliche

Kunstsammlungen, Dresden; Trung tâm Văn hóa Châu Á, Gwangju; Para Site, Hồng Kông; Carnegie International lần thứ 57; Cosmopolis #1 tại Bảo tàng Pompidou, Paris.

Về Gallery Medium:

Gallery Medium là một phòng trưng bày nghệ thuật đương đại đa diện với mong muốn làm mờ ranh giới giữa nghệ thuật, thiết kế và nội thất. Bên cạnh việc là một nền tảng trực tuyến, Gallery Medium còn phát triển các ý tưởng, giám tuyển và tổ chức các cuộc triển lãm, sự kiện riêng tư, bán tác phẩm nghệ thuật trong một không gian được tuyển chọn. Villa Medium – một phần của Gallery Medium, là một không gian tập trung vào nghệ thuật và thiết kế, được tạo ra đặc biệt cho các triển lãm và sự kiện như “3 Weeks of Design” hay triển lãm “Hoa Mắt” của nhiếp ảnh gia Thiên Minh.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.