Thác Bản Giốc (Cao Bằng) là một trong những tuyệt tác thiên nhiên hàng đầu của Việt Nam, đồng thời cũng là thác nước đẹp nhất Đông Nam Á. Điểm đến mà bạn nên thử ghé qua ít nhất một lần trong đời. Hành trình đến với Thác Bản Giốc cần lưu ý những gì? Nên đi những đâu, ở đâu, ăn gì khi tới đây? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thác Bản Giốc là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Giữa bốn bể rừng núi-mây trời Đông Bắc, Thác Bản Giốc hiện ra sừng sững như một dải lụa trắng giữa bức tranh thiên nhiên đẹp như miền cổ tích. Vốn đã trở thành niềm tự hào của người dân Cao Bằng từ lâu, thác Bản Giốc ngày nay vẫn đang thu hút một số lượng lớn lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.
Thác Bản Giốc nằm ở Đàm Thủy, Cao Bằng, miền Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 335km, đi ô tô mất tầm 7 tiếng. Nếu không rành đường, không muốn phải tự thuê xe thì có thể đi theo tour Thác Bản Giốc Cao Bằng. Còn nếu muốn tự đi trải nghiệm thì có thể đi theo hướng Quốc Lộ 1A => Cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn => Theo Quốc Lộ 4A đến thị trấn Đông Khê => Đi tiếp ĐT208 đến Quốc Lộ 3 ở thị trấn Hòa Thuận => Rẽ trai vào Quốc Lộ 3 => đi tiếp 21,3km nữa rồi chếch sang phải đi ĐT206 lên Đàm Thủy => Thác Bản Giốc.
Để có một chuyến đi vui vẻ và an toàn nhất, du khách cần lưu ý một số vấn đề như sau:
+ Trang phục:
Vì nằm ở vùng cao nên thời tiết Cao Bằng khá lạnh, bạn nên mang theo áo ấm, khăn quàng, giày cao cổ đế mềm để tiện di chuyển và không bị lạnh hoặc ốm. Kể cả mùa hè nhiệt độ nơi đây lên cao nhất cũng chỉ khoảng 32 độ, còn buổi tối hơi se lạnh nên bạn nên mang áo khoác mỏng đi nhé. Các chị em cũng có thể chuẩn bị thêm quần tất nếu như muốn mặc váy.
+ Các loại thuốc dự phòng, thiết bị: Băng urgo, băng gạc, thuốc giảm đau, thuốc cảm cúm, dầu gió, kem chống côn trùng, kem chống nắng,... Nếu bajn đi "phượt" thì nhớ mang thêm đèn pin, lều bạt, cồn,... Mặc dù đường đi không chông gai ngoằn ngoèo lắm nhưng bạn vẫn nên mang theo các loại đồ uống để đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch thác Bản Giốc nhé.
+ Đồ ăn uống: Cafe, bò húc, đường, bánh mì, chanh muối, kẹo ngọt...
Nếu bạn đi "phượt" thì cần mang đầy đủ giấy tờ xe, mũ bảo hiểm loại tốt có kính chắn, áo khoác gió đi xe,... Còn nếu bạn đi theo tour du lịch thì sẽ không cần phải lo lắng gì nhiều, chỉ cần mang đủ quần áo phù hợp theo mùa, pin sạc dự phòng điện thoại, máy ảnh đầy đủ, thêm ít thuốc dự phòng là được.
+ Chùa Phật Tích Trúc Lâm:
Ngôi chùa được xây dựng cách chân thác Bản Giốc không xa, chỉ khoảng 500m. Đây là ngôi chùa mang lối kiến trúc đậm chất Việt Nam với hàng chục lầu, nhà lễ, nhà thờ, đền thờ,... du khách du lịch Cao Bằng có thể đến thăm chùa Phật Tích để cảm nhận nét yên bình nhưng đầy uy nghiêm của một ngôi chùa nằm ở vùng cao.
+ Khu di tích Pác Bó:
Khu di tích Pác Bó là địa danh quen thuộc nhất, in sâu nhất vào tâm trí người Việt Nam. Khu di tích Pác Bó là nơi chứng kiến những tháng ngày kháng chiến gian lao vất vả của dân tộc ta, và đặc biệt là nơi ghi dấu những kỷ niệm sinh hoạt và làm việc của Bác Hồ. Ngày nay khi đến với hang Pác Bó, khách quan có thể tham quan suối Lê-Nin, bàn đá Bác làm việc, hang Cốc Pó,...
+ Động Ngườm Ngao:
Nơi đây vốn đã không còn là cái tên xa lạ đối với dân xê dịch - là một động lớn được tạo hình từ đá vôi phong hóa nhiều thế kỷ. Động Ngườm Ngao ngày nay đã trở thành một món quà vô giá mà thượng đế đã ban tặng cho người dân Cao Bằng. Động có chiều dài khoảng 2114m bao gồm: cửa Ngườm Lồm, cửa Ngườm Ngao, cửa Bản Thuôn. Mỗi cửa một dáng vẻ khác nhau, tạo thành một trải nghiệm thú vị đối với du khách du lịch Cao Bằng.
Bên trong động, tầng vòm khép rồi mở với từng tầng nhũ đá tứ phía với những hình dạng vô cùng kỳ thú. Du khách có thể thỏa thích sáng tạo khi ngắm nhìn từng tảng thạch nhũ rồi tưởng tượng xem đó là hình thù gì.
+ Hồ Thang Hen:
Được ví như "Tuyệt Tình Cốc" giữa núi đồi Cao Bằng, nơi đây được đặt tên là hồ "Thang Hen" - trong tiếng Tày có nghĩa là "đuôi ong", bởi hồ nước này nhìn từ trên cao xuống trông rất giống đuôi con ong. Du khách đi tour Thác Bản Giốc có thể dành 1 tiếng rưỡi di chuyển từ Thác Bản Giốc đến đây.
Nếu Thác Bản Giốc như một dải lụa trắng chảy dào dạt thì Hồ Thang Hen lại được ví như cô tiên với dải lụa xanh, trôi lững lờ, lặng lẽ giữa núi rừng đại ngàn. Đến đây, khách du lịch Thác Bản Giốc không chỉ được thỏa mãn với cả trăm bức ảnh để "sống ảo", chụp từ mọi góc hồ đều đẹp, mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã của nhà hàng ven hồ, thưởng thức những làn điệu dân ca hát then, hát sli hay đơn giản là ngồi thuyền ngắm cảnh hồ xanh ngắt.
Nếu bạn đã xách ba lô lên và đi du lịch Thác Bản Giốc Cao Bằng thì chắc chắn không thể chỉ có mỗi ngắm cảnh mà còn nên trải nghiệm những món đặc sản Cao Bằng nổi tiếng như:
+ Cá trầm hương nướng:
+ Bánh khảo
+ Vịt quay 7 vị
+ Lạp xưởng hun khói
+ Bánh trứng kiến
+ Miến dong đen
Khí hậu ở Thác Bản Giốc được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa & Mùa khô. Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, nơi đây lại đón những cơn mưa rào, khiến dòng nước chảy càng ồ ạt, xiết mạnh đổ xuống tung bọt trắng xóa. Nhiều người cho rằng mùa này chính thời điểm lý tưởng nhất để ngắm trọn vẻ đẹp của thác và cảm nhận sức mạnh hùng vĩ từ thiên nhiên.
Tuy nhiên, với những khách du lịch không hào hứng với các cơn mưa, thì từ khoảng tháng 9 trở đi là lúc bước vào mùa thu và khô ráo nhất. Bầu trời tại Thác Bản Giốc lúc này rất trong xanh và khí hậu lúc này vô cùng mát mẻ. Điều đặc, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng dòng sông Quây Sơn khi ấy sóng sánh một màu xanh ngọc - một tuyệt tác từ bàn tay của mẹ thiên nhiên.