Âm nhạc là một phương tiện có thể diễn tả được tính kịch u buồn và sự mê ly thuần khiết, nỗi khổ đau và tột cùng hạnh phúc, cơn thịnh nộ kinh khiếp và giá lạnh, niềm u hoài và cơn vui hoang dại - cũng như những u uẩn vi tế nhất và sự tương giao giữa các cảm xúc này mà từ ngữ bất lực không sao diễn tả được, tranh vẽ và điêu khắc không thể vươn tới được. - D. Shostakovich.
Vào vào ngày 09/01/2018, quý khán giả sẽ có cơ hội thưởng thức âm nhạc của hai nhà soạn nhạc Nga vĩ đại, Tchaikovsky và Shostakovich, lần lượt qua hai sáng tác Concerto cho Piano số 1 Cung Si giáng thứ, Op. 23 và Giao hưởng số 5 Cung Rê thứ, Op. 47. Bản Concerto viết cho piano, cũng là thành công ở quy mô lớn đầu tiên của nhà soạn nhạc, được sáng tác ban đầu dành tặng người thầy Nikolai Rubinstein.
Tham khảo màn biểu diễn tác phẩm Concerto cho Piano số 1 Cung Si giáng thứ, Op. 23 của Tchaikovsky của nghệ sỹ piano người Argentina Martha Argerich:
Thông tin sự kiện:
Thời gian: 20:00
Địa điểm: Nhà hát Thành phố - số 7 Công trường Lam Sơn, Q.1, TP.HCM
Giá vé: 550.000 – 400.000 – 350.000 – 200.000 – 80.000VNĐ (Khu vực sinh viên)
+ Vài nét về ĐÊM NHẠC Tchaikovsky và Shostakovich
Chương trình hòa nhạc đặc biệt này giúp những người yêu âm nhạc biết thêm về Dmitry Shostakovich, một trong những nhà soạn nhạc nổi bật nhất của thế kỷ XX. Mặc dù cuộc đời ông trải qua vô vàn biến cố nghiêm trọng theo lịch sử của đất nước, nhưng bằng nghị lực phi thường, ông vẫn sáng tạo phát triển được tài năng và để lại một gia tài nghệ thuật vô cùng giá trị cho hậu thế. Tác phẩm của ông gây rất nhiều tranh cãi, xung đột về những ẩn ý đằng sau mỗi tác phẩm. Sau khi vấp phải chỉ trích nặng nề từ thầy mình, Tchaikovsky quyết định giữ tác phẩm trọn vẹn “không thay đổi dù chỉ một nốt” và dành tặng tác phẩm cho nghệ sĩ Hans von Bülow, người trình diễn tại lần đầu tác phẩm ra mắt ở Boston, năm 1875, trước sự đón nhận nồng nhiệt từ công chúng (đặc biệt là chương cuối). Tchaikovsky sau đó sửa lại phần piano vào năm 1889, Nikolai Rubinstein thay đổi suy nghĩ và mang tác phẩm vào nhạc mục trình diễn của mình, và bản concerto trở thành một trong những concerto phổ biến nhất từng được viết ra và trình diễn ngày nay. Hans von Bülow, người đã nhìn thấy và tỏ lòng trân trọng trước tài năng của Tchaikovsky, đã viết: “có một sự sáng tạo khó bì, một sự tôn quý, một sức mạnh, và vô số những khoảnh khắc âm nhạc cuốn hút suốt trong tác phẩm; có một sự trưởng thành về hình thức lẫn phong cách - cấu trúc và cách thể hiện tác phẩm, với những hòa âm thật thanh tao [...] nói ngắn gọn, viên ngọc đích thực này sẽ giúp anh có được sự tri ân của tất cả những người biểu diễn dương cầm.” Với nhiều người nghe nhạc, bản concerto đồng nghĩa với khái niệm nhạc cổ điển. Tác phẩm sẽ được nghệ sĩ piano kỳ cựu Hồ Thị Thể Vân trình bày.
Pianist Hồ Thị Thể Vân
Ở thời điểm ra mắt ngày 21.11.1937, bản giao hưởng số 5 Cung Rê thứ, Op. 47, của Shostakovich đã được khán giả vỗ tay tán thưởng suốt hơn nửa giờ đồng hồ. Sáng tác trong 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1937, và bất chấp chỉ trích hà khắc của chế độ Xô Viết và sự bất mãn đe dọa đến từ Stalin, tác phẩm là một tuyên ngôn dường như bay vụt qua mọi nhà phê bình, ca ngợi những ảnh hưởng bi kịch và thâm u thay vì một sáng tác ngợi ca lòng yêu nước vào thời bấy giờ. Thường được xem là kiệt tác của Shostakovich cho dàn nhạc, vừa xót xa cũng vừa kiệm tiếng, tác phẩm chứng kiến nhà soạn nhạc sử dụng dàn nhạc một cách tiết chế và cho phép toàn bộ tác phẩm có thể phát triển một cách tự nhiên chỉ bằng một số motif, dẫu ngôn ngữ âm nhạc vẫn còn bảo thủ. Nhà văn Nga Alexei Tolstoy ví bản giao hưởng với một tác phẩm viết về tuổi trưởng thành của Nga, hay sự trưởng thành của một tính cách Nga. Tác phẩm thật sự là một sự kiện âm nhạc quan trọng tạo ra sự cân bằng cho đêm diễn, nhưng đồng thời hứa hẹn phản ứng vô cùng tích cực khán giả. Chương trình sẽ do Chỉ huy Lê Phi Phi và dàn nhạc HBSO trình diễn.
Chỉ huy: Lê Phi Phi
Loại 1: 550.000
Vé loại 2: 400.000
Vé loại 3: 350.000
Vé loại 4: 200.000
Vé sinh viên: 80.000