Nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (The Japan Foundation) hân hạnh giới thiệu chương trình "Giao lưu & Biểu diễn Kịch rối Nhật Bản" do công ty Kịch rối BUNRAKU đến từ Osaka, Nhật Bản thực hiện tại 2 khu vực: Thủ đô Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh.
GIAO LƯU VÀ TRÌNH DIỄN KỊCH RỐI NHẬT BẢN – BUNRAKU
Trích đoạn kinh điển của vở "Tình yêu của người con gái bán rau"
1. Khu vực TP. Hồ Chí Minh
a, Thời gian: Thứ năm, ngày 12/07/ 2018
Buổi 1 (từ 15h00): Biểu diễn + Giao lưu giới thiệu về Bunraku + Hỏi đáp với khán giả.
Buổi 2 (từ 19h00): Biểu diễn + Giao lưu giới thiệu về Bunraku + Hỏi đáp với khán giả.
b, Địa điểm: Sân khấu Thế giới Trẻ - 125 Cống Quỳnh, Quận 1, TP. HCM
c, Cách thức tham dự:
Nhận VÉ MỜI MIỄN PHÍ vào lúc 9:00 Thứ Ba ngày 3/7/ 2018 tại Sân khấu Thế giới Trẻ (125 Cống Quỳnh, Quận 1).
2. Khu vực TP. Hà Nội
a, Thời gian: Thứ bảy, ngày 14/07/ 2018
+ Buổi 1 (từ 10h00): Biểu diễn + Giao lưu giới thiệu về Bunraku + Hỏi đáp với khán giả.
+ Buổi 2 (từ 16h00): Biểu diễn + Giao lưu giới thiệu về Bunraku + Hỏi đáp với khán giả.
b, Địa điểm: Nhà hát Tuổi Trẻ - 11 Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, TP. HN
c, Cách thức tham dự:
Nhận VÉ MỜI MIỄN PHÍ vào lúc 12:00, Thứ Sáu ngày 6/7/ 2018 ở Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại VN (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, HN)
Cùng với hai loại hình sân khấu khác là kịch Noh và Kabuki, Kịch rối Nhật Bản là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ xưa nhất của Nhật Bản!
Kịch rối Nhật Bản kết hợp giữa nghệ thuật kể chuyện qua các con rối và âm nhạc. Những câu chuyện trong các vở kịch rối xoay quanh hai chủ đề chính:
+ Những câu chuyện mang tính lịch sử về thời phong kiến còn gọi là Jidaimono.
+ Những câu chuyện đương đại kể về những xung đột nảy sinh do rào cản của xã hội có tên là Sewamono.
Kịch rối Nhật Bản hiện tại được thừa hưởng từ phong cách biểu diễn của giữa thế kỷ thứ 18. Mỗi con rối được điều khiển bởi 3 người và khán giả có thể hoàn toàn nhìn thấy họ hiện diện trên sân khấu. Người làm nhiệm vụ kể chuyện và một nghệ sỹ khác chơi đàn ba dây shamisen sẽ ngồi ở trên bục phía bên phải sân khấu.
Người kể chuyện của cả vở kịch chỉ có một nên nghệ sỹ đó phải thay đổi giọng nói, thanh đổi âm điệu liên tục để phù hợp với mọi hoàn cảnh và mọi nhân vật. Trên một kịch bản được viết sẵn, người “đọc” không bị gò ép vào khuôn mẫu mà có thể tự do tạo nên cảm xúc của câu chuyện với phong cách riêng của mình. Gần 160 vở trong số 700 kịch bản có từ thời Edo của loại hình kịch rối Nhật Bản vẫn còn được lưu giữ và dàn dựng để tiếp tục chinh phục khán giả ngày nay với chất lượng nghệ thuật cùng những câu chuyện kịch tính.
Vào năm 2014, các nghệ sỹ trẻ của Nhà hát Kịch rối Nhật Bản từ OSAKA đã có buổi biểu diễn và giao lưu lần đầu tiên tại Hà Nội. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một mốc lịch sử lần đầu tiên kịch rối Nhật Bản đến với Việt Nam mà còn mở ra một cơ hội cho những hợp tác về kịch rối truyền thống sau này giữa Nhật Bản và các nước ASEAN
Chương trình sẽ được tổ chức thành 2 buổi diễn tại Tp. Hồ Chí Minh và 2 buổi tại Hà Nội theo chương trình chi tiết dưới đây.
(*) Chương trình không dành cho trẻ em dưới 12 tuổi.
_____________________________
+ Đơn vị tổ chức: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam.
+ Hợp tác với: Nhà hát Kịch rối Quốc Gia Nhật Bản, Bunraku Kyokai, Công ty TNHH KANSAI BUTAI, NPO Ningyo Johruri Bunrakuza, Công ty TNHH Adventure JAPAN.
Mọi thông tin chi tiết và đăng ký phỏng vấn nghệ sĩ, vui lòng liên hệ:
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
Địa chỉ: 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website: www.jpf.org.vn
Hotline: 024-3944-7419
Thông tin chi tiết có trong bài viết!
Vào tháng 3 năm 2008, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam chính thức được thành lập tại thủ đô Hà Nội và cũng là văn phòng đại diện thứ 5 của Quỹ ở khu vực Đông Nam Á. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã có những đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam, trong đó, hoạt động chính của Trung tâm là hỗ trợ giáo dục tiếng Nhật tại các trường Trung học cơ sở của Việt Nam