Thông tin từ ban tổ chức:
Viện Pháp tại TP.HCM trân trọng giới thiệu Hội thảo “100 năm nữ quyền tại Việt Nam” với sự tham gia của các diễn giả: Cô Bùi Trân Phượng - nhà sử học, Cô Dạ Ngân - nhà văn, Cô Trần Huyền Sâm - Phó giáo sư, tiến sĩ văn học tại Đại học Huế và Lâm Ngọc Hải Sơn, còn gọi là Yuki, đồng sáng lập hội NYNA (Nữ Yêu Nữ Association).
Chương trình diễn ra vào:
Lúc 18h30, thứ ba ngày 20/10/2020
Tại Dinh thự Pháp – 6 Lê Duẩn, Q.1
Dịch song song Pháp Việt
Link đăng ký tham dự: TẠI ĐÂY
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam, Viện Pháp tại TP.HCM hân hạnh giới thiệu đến khán giả buổi hội thảo xoay quanh chủ đề “100 năm nữ quyền tại Việt Nam”.
Tại hội thảo, các diễn giả sẽ kể lại tiến trình phát triển nhận thức về phụ nữ Việt Nam trong suốt 100 năm lịch sử, từ năm 1918 cho đến nay, thông qua những chủ đề chính như sau : đạo đức, suy nghĩ, tình yêu, hôn nhân, thời trang, gia đình…
Nhà sử học Bùi Trân Phượng sẽ giúp khán giả hiểu về làn sóng nữ quyền thứ nhất tại Việt Nam: sự “trỗi dậy” của những nhận thức và những trải nghiệm mới, những nhà hoạt động nữ quyền.
cùng thời, những lĩnh vực đấu tranh, vị trí của họ trong quá trình biến đổi của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Cô cũng sẽ chia sẻ câu chuyện thú vị về chiếc áo dài Lemur của họa sỹ Cát Tường, được cách tân nhằm mang lại tự do cho phụ nữ vào những năm 30 thế kỷ trước.
Tiếp sau làn sóng nữ quyền thứ nhất là giai đoạn chiến tranh, vốn làm thay đổi đáng kể vai trò của phụ nữ Việt Nam trong xã hội. Khi đàn ông ở xa, phụ nữ đảm nhận mọi công việc ở nhà và tích cực tham gia lao động: làm nông, làm thợ, buôn bán... Rồi chính bản thân phụ nữ cũng có thể tham gia chiến trận như nam giới. Liệu sự dịch chuyển vị thế của phụ nữ trong giai đoạn chiến tranh có phải là một bước tiến về nữ quyền? Giai đoạn hậu chiến, ở Việt Nam, những "khuôn mẫu", những định kiến nào khác đè nặng lên người phụ nữ? Tại hội thảo, nhà văn kháng chiến Dạ Ngân (tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Gia đình bé mọn”), từ những trải nghiệm của chính mình, sẽ khắc họa chân dung của phụ nữ Việt Nam, trong suốt giai đoạn trong và hậu chiến.
Từ những năm 90 cho đến nay, vị thế của phụ nữ Việt Nam đã được nâng cao hơn rất nhiều. Trên pháp luật, phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Trên bình diện xã hội, đã có nhiều người phụ nữ đạt được thành công, thậm chí là có ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Nhiều người khẳng định phụ nữ Việt Nam đã bình đẳng với đàn ông. Vậy tại sao nữ quyền lại vẫn là vấn đề thời sự và tại sao chúng ta lại phải tiếp tục đấu tranh vì nó? Những vấn đề nóng về bình đẳng giới ngày nay như quyền thân thể (trinh tiết, nạo phá thai…), quấy rối tình dục, bạo lực gia đình, phân biệt đối xử… sẽ được Yuki chia sẻ từ những đúc kết sau nhiều năm hoạt động của mình.
Tại hội thảo, nhà nghiên cứu Trần Huyền Sâm sẽ đưa ra góc nhìn so sánh các làn sóng nữ quyền tại Việt Nam và tại Pháp trong cùng giai đoạn. Cô cũng sẽ chỉ ra những ảnh hưởng của những nhà nữ quyền Pháp tới phong trào ở Việt Nam, đặc biệt là nhà văn - nhà nữ quyền Simone de Beauvoir.
Về diễn giả:
Tiến sĩ Lịch sử Bùi Trân Phượng đã có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử cận hiện đại và văn hóa Việt Nam, bên cạnh công tác trong lĩnh vực giáo dục. Các công trình của cô thường đi sâu vào lịch sử văn hóa, giáo dục, về tầng lớp trí thức, lịch sử phụ nữ Việt Nam và sự nổi bật của một tầng lớp phụ nữ ưu tú gắn liền với bối cảnh cách tân văn hóa thời thuộc địa.
Vào năm 2008, bà đã bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Việt Nam 1920 - 1945, giới và hiện đại: những nhận thức và trải nghiệm mới”.
Bà được trao Huân chương Quốc công bậc Hiệp sĩ vào năm 2012 và Huân chương Bắc đẩu bội tinh bậc Hiệp sĩ của chính phủ Pháp vào năm 2014 vì những đóng góp của bà vào quan hệ hợp tác Pháp – Việt trong các lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn học tại trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế, bà Trần Huyền Sâm là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam. Cô là tác giả cuốn khảo luận được thực hiện rất công phu "Nữ quyền ở Pháp và tiểu thuyết về nữ quyền đương đại ở Việt Nam". Xuất bản vào năm
2016, tác phẩm này đã đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, hạng mục Lý luận phê bình năm 2017.
Nhà văn Dạ Ngân từng là Trưởng ban Ban Văn học của Tuần báo Văn Nghệ (trực thuộc Hội Nhà văn). Cô thuộc thế hệ các nữ nhà văn thời hậu chiến, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ khỏi hình ảnh truyền thống của họ trong văn học. Các tác phẩm làm nên tên tuổi của cô là: “Con chó và vụ ly hôn” và đặc biệt là “Gia đình bé nhỏ”, tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp.
Lâm Ngọc Hải Sơn, hay còn gọi là Yuki, là nhà hoạt động năng nổ đấu tranh cho quyền phụ nữ và là đồng sáng lập hội NYNA (Nữ Yêu Nữ Association). Được thành lập năm 2014, hội NYNA nhằm mục đích nâng cao nhận thức về những phụ nữ queer, theo hướng tiếp cận nữ quyền SOGIESC (Sexual Orientation, Gender Identity and Expression, and Sex Characteristics).
Bên cạnh việc điều hành NYNA, Yuki còn làm việc với vai trò Chuyên gia tư vấn Tổ chức cho ASEAN SOGIE Caucus, một mạng lưới các nhà hoạt động về quyền cho cộng đồng LGBTIQ tại Đông Nam Á.
Theo dõi và cập nhật thêm thông tin chi tiết tại trang sự kiện