+ Bạn đã có kế hoạch gì cho cuối tuần này chưa?
+ Bạn có muốn tham gia một chương trình trải nghiệm thực tế đầy thú vị và gần gũi với thiên nhiên?
+ Bạn có đang tìm kiếm một hoạt động vui chơi phù hợp giành cho cả gia đình?
Vậy thì Tour trải nghiệm thực tế "Cùng làm giấy với Zó" - Papper making tour chính là dành cho bạn đó!!
1. Được tận mắt nhìn thấy quá trình làm thấy thủ công từ lúc còn là vỏ cây cho đến khi một tờ giấy được hoàn thành.
2. Được tận tay tham gia một phần vào quá trình làm giấy truyền thống đã có từ 800 năm trước.
3. Được làm việc với các nghệ nhân làm giấy người dân tộc Mường
4. Được làm những tờ giấy made-by-yourself: thả hoa, thả lá … tùy vào sức sáng tạo của mình.
5. Sống trong không gian của núi rừng, nhà tre vách đất, hoàn toàn nghỉ ngơi thư giãn tránh xa đô thị ồn ào khói bụi.
Tour "Cùng làm giấy với Zó" chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khác biệt và đáng nhớ dành cho bạn và gia đình.
+ Thời gian: 08h00 - 15h00, ngày 13 & 27 tháng 5, ngày 10 & 24 tháng 6
+ Phương tiện di chuyển: Ô tô
+ Lộ trình: Hà Nội - Lương Sơn (Hòa Bình)
+ Chi phí: 600.000 VNĐ/người
(Lưu ý: FREE với đối tượng là trẻ em dưới 3 tuổi đi theo cha/mẹ)
+ Liên hệ tham gia tour: 01684.329.379 (Lê Hồng Kỳ)
8h00: Tập trung tại BigC Thăng Long - 212 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. (Gửi xe tại BigC), di chuyển lên nhà bác Chúc (gia đình làm giấy ở làng Suối Cỏ).
9h30: Giới thiệu về Zó Project và việc làm giấy tại gia đình bác Chúc, thực hiện các khâu làm giấy.
10h30: Tự làm những tờ giấy thả hoa, lá,…
12h30: Ăn trưa, nghỉ ngơi.
2h00: Tham quan khu vực xung quanh nhà cộng đồng Suối Rè + tham gia một số hoạt động văn hóa địa phương: Nhảy sạp, đánh cồng chiêng,…
3h30: Bắt đầu về Hà Nội.
“Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.”
Nghề làm giấy xưa đã đi vào ca dao của người Việt như một niềm tự hào, một nét tinh hoa. Nghề làm giấy dó của người Việt có một truyền thống khá lâu đời. Nếu muộn nhất, thì nghề này cũng xuất hiện khoảng thế kỷ thứ III CN. Nó cung cấp giấy cho nhiều nhu cầu khác nhau trong xã hội Việt xưa, đặc biệt là in ấn kinh sách để lưu truyền. Những bộ kinh thư Phật giáo được người Việt khắc bản, in ấn và sử dụng từ rất sớm, chứng tỏ nghề làm giấy xưa đã rất phát triển.
Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dó. Cây Dó giấy thường mọc nhiều ở vùng Trung Du và miền núi độ cao chừng 50-600m, như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hà Tây, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Hiện cây này đã được trồng ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Vào mua thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, người làm giấy bắt đầu đi bóc vỏ cây để mang về làm giấy.
Để có được một tờ giấy dó mỏng, bền, dai đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và rất tỉ mỉ. Tính sơ sơ từ cây dó để có thể làm ra được tờ giấy phải qua 10 công đoạn, tức là gần một tháng. Vỏ cây sau khi thu hoạch được lột lớp vỏ đen, lấy lượt vỏ trắng xé nhỏ, ngâm nước vôi để tẩy từ 1-2 ngày. Sau đó vớt ra, bó thành từng mớ, ngâm tiếp vào nước vôi tôi. Đủ độ, vỏ Dó sẽ được chuyên sang thùng nấu, sau lại dỡ ra ngâm nước cho hết vôi, nhặt bỏ các mấu cây nhỏ còn sót lại. Dó được đem đi rửa tiếp, cho vào bể ngâm 15-20 ngày, rồi vớt ra, cho vào cối giã nhuyễn từ 3-5 tiếng, đem đãi lấy nước trong. Bã Dó sẽ được nắm chặt, rửa sạch thêm một lần nữa.
>> Nhanh tay đăng ký tham dự Tour trải nghiệm thực tế "Cùng làm giấy với Zó" - Papper making tour để được tận mắt, tận tay khám phá những điều thú vị quanh nghề làm giấy nói riêng, cũng như nét văn hóa truyền thống của Việt Nam nói chung nhé!