PING PONG – NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN TẠI ĐỊA ĐIỂM TƯƠNG THÍCH VÀ THỜI GIAN CỤ THỂ

Ping Pong, chương trình trao đổi nghệ thuật trình diễn giữa Việt Nam và Singapore là một thực hành nối dài chuỗi trao đổi nghệ thuật giữa các nước Đông Nam Á và rộng hơn là Đông Á. Kinh tế phục hồi cùng với sự mở rộng quan hệ ngoại giao đã hỗ trợ và khích lệ kỷ nguyên mới về giao lưu văn hoá nghệ thuật ở khu vực bắt đầu từ nửa sau thập niên 1990...

Thông tin từ ban tổ chức:

Ping Pong, tên của môn bóng bàn, nhưng cũng là thuật ngữ ngoại giao chỉ một sáng kiến đàm phán từ thời chiến tranh lạnh.

Ping Pong thường được nhắc đến như một sự hoán đổi ngữ cảnh nghệ thuật ở những biến chuyển địa chính trị mới. Là đúc kết mang chút đùa cợt của các curator và nhà tổ chức trong những chương trình trao đổi ở Đông Á.

Ping Pong, chương trình trao đổi nghệ thuật trình diễn giữa Việt Nam và Singapore là một thực hành nối dài chuỗi trao đổi nghệ thuật giữa các nước Đông Nam Á và rộng hơn là Đông Á. Kinh tế phục hồi cùng với sự mở rộng quan hệ ngoại giao đã hỗ trợ và khích lệ kỷ nguyên mới về giao lưu văn hoá nghệ thuật ở khu vực bắt đầu từ nửa sau thập niên 1990.

Là môn Nghệ thuật đa giao diện, mềm dẻo và cởi mở trong phương thức đối thoại và đàm phán, luôn mở rộng không gian tương tác. Nghệ thuật trình diễn tạo điều kiện cho khám phá, chia sẻ, trao đổi và hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, giữa các nền lịch sử, văn hoá và xã hội. Là môn nghệ thuật có thể cư trú trong mọi không gian khác nhau, tương tác bằng tất cả các giác quan. Performance Art không phụ thuộc và giải trình bằng lời nói và chữ nghĩa mà còn mở rộng ngôn ngữ biểu đạt và hình thức giao tiếp không giới hạn.

Không chủ trương hôn phối Performance Art vào cảnh quan của Live Arts, cũng không có tham vọng lấn sân sang experimental Performing Art, Ping Pong mở rộng thực hành và khích lệ nghiên cứu khám phá tính “trình diễn” trong các ngôn ngữ tổ thành phối hợp nên tác phẩm trình diễn như âm thanh, mùi, vị, nhịp điệu. Và rộng hơn tìm kiếm tính trình diễn trong cách đọc, nói, sinh hoạt đời thường, vẽ tranh, động tác quay, tu tập, chữa trị…

Chuỗi chương trình tại Việt Nam diễn ra từ ngày 3/7 đến ngày 15/7, bao gồm một series workshop trình diễn được dẫn dắt bởi các thành viên của dự án, các buổi thảo luận và nói chuyện chuyên sâu, các chuyến thực địa, các buổi trình diễn tương tác tự phát (spontaneous interaction)…

Lịch trình các sự kiện Public:

(Thông tin chi tiết và link đăng ký tham dự sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất)

10:00 - 12:00 | 7.7.2024: “Slow line” - Workshop trình diễn của nghệ sĩ Jason Lim

14:00 - 17:00 | 7.7.2024: “Mùi xôn xao” - Workshop trình diễn của nghệ sĩ Trần Lương

10:00 - 17:00 | 13.7.2024: Trình diễn tổng kết - Buổi 1

10:00 - 17:00 | 14.7.2024: Trình diễn tổng kết - Buổi 2 và Thảo luận

Địa điểm: Trung tâm Bảo trợ và Phát triển Nghệ thuật APD – Creative Square, số 1 Lương Yên, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Dự án khởi xướng bởi Jason Lim và Trần Lương, do Trung tâm Bảo trợ và Phát triển Nghệ thuật APD tổ chức.

Đơn vị tài trợ chính: Ngân hàng UOB Việt Nam

Đồng tài trợ bởi UpGen Vietnam, The Ascott Limited/CapitaLand Investment

*

PING PONG – VIETNAM & SINGAPORE SITE-SPECIFIC PERFORMANCE ART PROJECT

'Ping Pong' is the name of table tennis, also refers to a diplomatic term indicating a negotiation initiative from the Cold War.

Ping Pong is often mentioned as an artistic context swap in new geopolitical shifts; a somewhat joking way of saying by curators and organizers in exchange programs in East Asia.

Ping Pong – the performance art exchange program between Vietnam and Singapore is a practice that extends the chain of artistic interchanges among Southeast Asian countries, and more widely, East Asia. Economic recovery along with the expansion of diplomatic relations have supported and encouraged a new era of cultural and artistic exchanges in the region starting in the second half of the 1990s.

As a multi-interface art form that is flexible and open in dialogue and negotiation, always broadening the interactive space, performance art facilitates discovery, sharing, exchange and mutual understanding among communities, and among various historical, cultural and social backgrounds. An art form that can reside in all different spaces, interacting with all the senses, Performance Art does not depend on verbal and text, it further expands the possibilities of expression and forms of communication without limits.

Neither encouraging the incorporation of Performance Art into the landscape of Live Arts nor ambitiously encroaching on the territory of experimental Performing Art, Ping Pong enlarges practice and encourages research that explores the nature of "performance art" in the compositional elements of a performance work such as sounds, smells, tastes, and rhythms; and more broadly, exploring the nature of "performance art” in reading, speaking, daily activities, painting, video camera movements, practicing body and spirit, and therapy, etc.

The program in Vietnam takes place from July 3 to July 15, including a series of performance art workshops led by project members, in-depth discussions and talks, field trips, and spontaneous interaction.

Public event schedule

(Detailed information and registration link to be updated)

10:00 - 12:00 | 7.7.2024: “Slow line” - Performance Art Workshop by Jason Lim

14:00 - 17:00 | 7.7.2024: “Smell of Sound and Soul” - Performance Art Workshop by Trần Lương

10:00 - 17:00 | 13.7.2024: Final presentation 1

10:00 - 17:00 | 14.7.2024: Final presentation 2 - Q&A

Location: Center for Art Patronage and Development – Creative Square, No. 1 Luong Yen, Bach Dang, Hai Ba Trung, Hanoi

The project is initiated by Jason Lim and Tran Luong, organized by the APD – Center for Art Patronage and Development.

Theo dõi và cập nhật thêm thông tin chi tiết tại trang sự kiện.