10 sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về vũ trụ và không gian.

Như chúng ta vẫn biết, thế giới vũ trụ luôn rộng lớn và luôn chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá và lý giải hết được. Tuy nhiên, có khá nhiều bí mật khiến chúng ta phải cảm thấy ngạc nhiên. Liệu Mặt Trăng có phải hình tròn? Liệu vẫn còn thứ bí ẩn hơn hố đen? Những điều kỳ bí gì đang xảy ra trong sự vô tận của không gian và vũ trụ? Hãy cùng chuyên mục Lifestyle của Ticketgo tìm hiểu qua bài viết: 10 sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về vũ trụ và không gian, dưới đây nhé!!!

1. DẢI NGÂN HÀ CÓ MÙI VÀ VỊ 

Vào năm 2009, các nhà thiên văn học đã khám phá ra một đám mây khí và bụi khổng lồ ở trung tâm của Dải Ngân Hà chứa đầy một loại hợp chất hóa học là etyl fomat. Điều thú vị là etyl fomat có mùi giống rượu rum và là thành phần tạo ra hương vị cho quả mâm xôi. 

2. MỘT NGÀY TRÊN SAO THỦY DÀI 2 NĂM 

Sao Thủy có khoảng thời gian tự quay quanh trục rất chậm, mất khoảng 59 ngày trên Trái Đất, nhưng lại quay quanh Mặt Trời khá nhanh, nghĩa là một năm trên sao Thủy chỉ vỏn vẹn 88 ngày Trái Đất. 

Tuy nhiên, do sao Thủy có độ lệch tâm quỹ đạo lớn và quay cùng chiều với Mặt trời, nên phải mất khoảng 176 ngày Trái Đất thì mới hết một ngày đêm (từ lúc mặt trời mọc đến khi lặn). Nếu mỗi vòng quay của sao Thủy quanh Mặt Trời là 1 năm (giống Trái Đất), thì 1 ngày trên hành tinh này dài tương đương 2 năm của nó. 

3. HÌNH DẠNG CỦA MẶT TRĂNG  

Khác với vẻ đẹp tròn trịa mà mọi người thường lầm tưởng khi quan sát vệ tinh này từ Trái Đất, Mặt Trăng thực chất có hình dạng không đối xứng và trông giống như một quả chanh (hoặc quả trứng). 

4. MỘT THÌA CÀ PHÊ VẬT CHẤT CỦA SAO NEUTRON NẶNG BẰNG CẢ DÂN SỐ THẾ GIỚI

Sao neutron là một dạng trong vài khả năng kết thúc của quá trình tiến hóa sao, được hình thành từ những gì còn lại của vụ sụp đổ một ngôi sao lớn. Vì được cấu tạo hoàn toàn bởi nhiều nơtron nén trong một bán kính cực nhỏ, chỉ cần một thìa cà phê những vật chất của ngôi sao này, nó sẽ nặng tương đương với khối lượng của toàn bộ dân số thế giới. Và để tạo ra thứ gì đó dày đặc như sao neutron, toàn bộ nhân loại sẽ cần nhét vừa một viên đường nhỏ hình vuông. 

5. CÓ NHIỀU NGÔI SAO CHÚNG TA KHÔNG THỂ THẤY

Kể từ vụ nổ Big Bang, hầu hết các vật thể trong không gian đều di chuyển ra xa nhau. Trên thực tế, sự giãn nở của vũ trụ đang ngày càng tăng tốc.

Khi các vùng không gian ngày càng di chuyển ra xa nhau với tốc độ ngày càng gia tăng, những ngôi sao đầu tiên hình thành trong vũ trụ giờ đây không còn ở trong tầm nhìn của chúng ta, ngay cả khi ta sở hữu loại kính thiên văn tốt nhất hiện tại hoặc tương lai.

Dẫu vậy, chúng ta vẫn có thể hy vọng được thấy chúng một ngày nào đó, thông qua các vụ nổ tia gamma vào cuối cuộc đời của một ngôi sao. 

6. SAO HẢI VƯƠNG CHỈ MỚI HOÀN THÀNH 1 CHUYẾN ĐI QUANH MẶT TRỜI

Sao Hải Vương mất tới 165 năm Trái Đất để hoàn thành một quỹ đạo đầy đủ quanh Mặt Trời. Từ năm 1845 đến năm 2011, hành tinh này cuối cùng cũng hoàn thành chuyến đi đầu tiên quanh Mặt Trời.   

Trong khi đó, hành tinh bị “giáng cấp” – sao Diêm Vương – thậm chí còn chưa gần hoàn thành quỹ đạo dài 248 năm của nó kể từ khi được phát hiện vào năm 1930.

7. MẶT TRỜI MẤT ĐI 1 TỶ KG KHỐI LƯỢNG MỖI GIÂY

Gió Mặt Trời (dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời) khiến ngôi sao mất đi khối lượng không hề nhỏ, khoảng 1 tỷ kg mỗi giây. Tuy nhiên, so với khối lượng khổng lồ của Mặt Trời, nó vẫn có thể sống thêm khoảng 5 tỷ năm nữa. 

8. NƯỚC ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG KHÔNG GIAN

Trái Đất có thể không phải là nơi duy nhất có nước. Lượng nước nhiều nhất từng được phát hiện bao quanh một lỗ đen, gấp 140 nghìn tỷ lần thể tích nước trong các đại dương của Trái Đất. Tuy nhiên, hố đen này cách chúng ta khoảng 12 tỷ năm ánh sáng.

Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng 3 mặt trăng của Sao Mộc (Europa, Ganymede và Callisto) và hai mặt trăng của Sao Thổ (Enceladus và Titan) có thể có nước. Trong đó, đại dương của Europa có thể chứa gấp đôi lượng nước được tìm thấy trên hành tinh của chúng ta.  

9. MẶT TRĂNG ĐANG DI CHUYỂN RA XA TRÁI ĐẤT  

Mặt Trăng ngày càng dịch chuyển ra xa hành tinh của chúng ta 3,8cm mỗi năm. Theo giả thuyết, nó sẽ tiếp tục gia tăng khoảng cách cho đến khi không còn là vệ tinh của Trái Đất nữa. Điều này sẽ để lại nhiều hệ lụy như thay đổi thời tiết, chênh lệch nhiệt độ… 

10. TRẠM VŨ TRỤ QUỐC TẾ (ISS) ĐANG RƠI 

Trạm vũ trụ quốc tế chỉ cách Trái Đất từ 200 đến 250 dặm, nghĩa là nó vẫn chịu tác động của trọng lực. Tuy nhiên, ISS không đâm xuống bề mặt hành tinh của chúng ta vì tốc độ nó rơi xuống bằng với tốc độ nó di chuyển quanh Trái Đất, tức là trạm vũ trụ đang trượt dọc theo đường cong của hành tinh chúng ta. Đây cũng là lý do khiến các phi hành gia trôi bồng bềnh giống như không có trọng lực bên trong trạm. 

( Nguồn tổng hợp - ảnh internet)