Áo dài – Áo ngũ thân Việt Nam: Từ truyền thống tới hiện đại

Sự kiện văn hóa nghệ thuật tháng 5 tại Hà Nội: Áo dài – Áo ngũ thân Việt Nam: Từ truyền thống tới hiện đại

Thông tin từ ban tổ chức:

Thời gian: 14:00 – 16:30, Chủ nhật 09/05/2021

Địa điểm: Tầng 3, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, 50 Đào Duy Từ, Hà Nội

---------------------

Từ xưa, áo dài vốn được biết đến như trang phục dành cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, ngày nay khi nhắc tới áo dài như một hình thức quốc phục, chúng ta thường chú ý tới áo dài dành cho phụ nữ. Thực tế, có những câu chuyện thú vị về áo dài – áo ngũ thân dành cho cả nam và nữ trong lịch sử phát triển của loại trang phục này nói riêng cũng như trong dòng chảy của văn hóa dân tộc nói chung.

Khái niệm “áo dài” thời nay bắt nguồn từ loại trang phục dân tộc được cách điệu từ chiếc áo ngũ thân thông dụng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 19 tới đầu thế kỷ 20.

Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Diễn giả: Buổi trò chuyện sẽ được dẫn dắt bởi các học giả, nhà nghiên cứu văn hóa uy tín. – Tiến sĩ Đinh Hồng Hải – Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Tác giả của bộ sách “Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam”.

Diễn giả Đinh Hồng Cường – Nhà nghiên cứu văn hóa; Tác giả sách “Áo ngũ thân nam truyền thống”.

Nội dung chính:

1. Giới thiệu tóm tắt lịch sử trang phục Việt Nam truyền thống

1.1. Phân loại các trang phục Việt Nam truyền thống: Giao lĩnh, tứ thân, ngũ thân…

1.2. Trang phục Việt Nam truyền thống dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát: Áo ngũ thân

1.3. Biến đổi của áo dài qua các thời kỳ

2. So sánh giữa Áo ngũ thân và các trang phục truyền thống nước ngoài

2.1. Sự khác biệt giữa Áo ngũ thân và xường xám Trung Hoa

2.2. Sự khác biệt giữa Áo ngũ thân và trang phục truyền thống Ấn độ

2.3. Mối liên hệ giữa áo dài hiện đại và các trang phục phương Tây cùng phong cách

3. Áo dài Việt Nam – Truyền thống hay hiện đại?

4. Thảo luận và Trả lời Câu hỏi

Khán giả có thể trao đổi cùng diễn giả những quan điểm và câu hỏi liên quan tới chủ đề. Tại không gian buổi nói chuyện, hình ảnh những bộ áo ngũ thân nam cũng sẽ được trưng bày.

Trang phục: Lịch sự. Khuyến khích người tham dự mặc áo dài nam/nữ hoặc trang phục truyền thống dân tộc.

Đóng góp tại sự kiện: 250.000 VNĐ/thành viên (chi phí tổ chức chương trình)

Đăng ký: Gửi đăng ký qua địa chỉ email stella@fvheritage.org, gồm tên và số điện thoại người tham dự.

Theo dõi và cập nhật thêm thông tin chi tiết tại trang sự kiện