Sự kiện tháng 8/2021: Bauhaus vs Old Masters - Giáo dục nghệ thuật hiện đại và truyền thống
Thông tin từ ban tổ chức:
THỜI GIAN: 14h-17h ngày Chủ nhật 08/08/2021
ĐỊA ĐIỂM: Thảo luận online trên nền tảng Zoom (link sẽ được gửi tới mail người tham gia sau khi hoàn thành các bước đăng ký)
LINK ĐĂNG KÝ: TẠI ĐÂY
PHÍ THAM GIA:
- Miễn phí đối với nhóm có membership của chuỗi seminar Lịch sử Hội hoạ;
- 50k/người đối với nhóm không có membership;
- 25k/người đối với nhóm học sinh-sinh viên.
- Thông tin chuyển khoản được ghi ở câu 7 của form.
LƯU Ý:
- Form đăng ký sẽ đóng khi nhận đủ số lượng người tham gia.
Học sinh trung học có thể tham dự miễn phí, với điều kiện (1) hoàn thành việc đăng ký online, và (2) nhận được thông báo tham gia từ mail của Sunday Art Club.
Khi nhắc tới Bauhaus, chúng ta thường nghĩ tới một trường phái về kiến trúc, nội thất, thiết kế công nghiệp, và thiết kế đồ hoạ. Tuy nhiên, Bauhaus trên hết và vốn dĩ là một trường học, một ngôi trường cụ thể từng tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định trong lịch sử trước khi bị đóng cửa. Tại trường Bauhaus, sinh viên đã được đào tạo theo một chương trình học rất cấp tiến mà đã trở thành nền tảng cho toàn bộ phương pháp giáo dục nghệ thuật hiện đại từ đó trở đi.
Thật vậy, một trong những di sản vĩ đại nhất của Bauhaus chính là lối tiếp cận của nó trong đào tạo nghệ thuật tạo hình.
Tất nhiên, phương pháp của Bauhaus không xóa bỏ phương pháp giáo dục truyền thống. Tại nhiều trường và học viện nghệ thuật lớn nhỏ trên khắp thế giới, các phương pháp giáo dục truyền thống có lịch sử từ nhiều thế kỷ trước vẫn được áp dụng, trong đó có Việt Nam. Tập vẽ bản sao tượng Hy Lạp hay Phục Hưng, học giải phẫu cơ thể, vẽ mẫu khoả thân… tất cả đều nằm trong phương pháp đó. Việc nghiên cứu, học tập, và sao chép lại tác phẩm của các Old Masters, tạm dịch là Bậc thầy Cổ điển, đã trở thành chuẩn mực của mĩ thuật cũng vậy. Những phương pháp này đặc biệt phát triển và hình thành hệ thống rõ ràng khắt khe kể từ thế kỷ 16 với sự ra đời của các học viện mĩ thuật tại Châu Âu.
Vậy ai được coi là những Bậc thầy Cổ điển? Phương pháp giáo dục mĩ thuật truyền thống cụ thể là như thế nào? Trường Bauhaus được xây dựng dựa trên nền tảng nào? Tại sao nó lại có đóng góp quan trọng vào nền mĩ thuật thế giới, dù mantra của nó là “Hình thức đi theo công năng”? Từ đó, ta cũng cùng nhau thảo luận về việc các phương pháp đào tạo hiện đại và truyền thống có tác động khác nhau tới thực hành nghệ thuật của người tiếp nhận như thế nào.
-----------------------------------
Webinar được điều phối bởi Lê Hương Mi, giảng viên tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, quản lý giáo dục tại Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, và chủ mục Lịch sử thiết kế đồ hoạ của iDesign. Mi cũng là dịch giả và biên tập sách, tổ chức và điều phối các lớp học và thảo luận về nghệ thuật và thiết kế. Mi đã và đang làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA, Sunday Art Club, Pencil Philosophy… Mi từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị giác Frankfurt, Đức và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.
Bên cạnh đó, Mi là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác hoạt động dưới cái tên mi-mimi.
Một số sự kiện nghệ thuật mà Mi từng tham gia với tư cách nghệ sĩ: Cõi riêng ảo / Virtual Private Realm - Triển lãm nghệ thuật thị giác nhóm - Manzi Art Space (2021, Hà Nội) - Animal Theater 2019 – Á Space (2019, Hà Nội), Poetry Plus – Performance Plus 2019 – Mot+++ (2019, TP HCM), Khi Đàn Chim Trở Về / When the Birds Fly Home – Triển lãm Nhiếp ảnh và Kể chuyện, đồng sáng tác – Bảo tàng Phụ Nữ (2016, Hà Nội).