Bày mâm ngũ quả như thế nào để hút tài lộc???

Tết Mậu Tuất 2018 hãy bày loại trái cây này trên ban thờ để đem về nhiều tài lộc nhất giúp cả năm may mắn và hút tài lộc nhé!!!

Mâm ngũ quả là một trong những phong tục quan trọng không thể thiếu để chưng bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết của người Việt Nam ta. Mỗi loại cây trái trong mâm ngũ quả đều mang một ý nghĩa nhất định và tùy theo mỗi miền mà người ta có cách trưng bày các loại cây trái khác nhau.

Vậy thì theo quan niệm phong thủy, mâm ngũ quả sẽ mang ý nghĩa gì???

Ngũ quả thể hiện cho 5 mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trụ trong quan niệm của Khổng giáo. Còn theo quan niệm dân gian, Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong Tết Mậu Tuất 2018.

Xét về mặt âm dương, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết thể hiện sự hòa thuận, bao bọc và sinh sôi của vạn vật. Xét về mặt ngũ hành, quả bày trong mâm ngũ quả có số 5, tượng trưng cho Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Do là thực vật thuộc hành Mộc, nên người dâng cúng lựa chọn màu sắc như Xanh (Mộc), Vàng (Thổ), Trắng (Kim), Nâu, Đen (Thủy), Đỏ (Hỏa) và hình thể tròn, dài, nhọn… để tượng trưng.

Đặc biệt, số 5 còn là biểu tượng của những mong muốn cho gia đình với các yếu tố cầu may: Phúc (phúc đức) – Lộc (giàu có) – Thọ (tuổi thọ) - Khang (sức khỏe) – Ninh (bình an).

Chính vì những yếu tố này mà không phải ngẫu nhiên loại quả nào cũng được chọn bày trên bàn thờ ngày Tết mà chúng phải phù hợp và đạt được những yếu tố mang ý nghĩa như trên.

Nải chuối: Nải chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của mọi gia đình ngày Tết. Từ thực tế trên mâm ngũ quả, nải chuối nằm ở dưới nâng đỡ những quả khác cho thấy nải chuối mang ý nghĩa đem lại sự đùm bọc, sung túc bình an, tượng trưng cho sự đoàn kết và hạnh phúc của mọi người trong nhà.

Quả phật thủ: Theo quan niệm xưa phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, “níu” các thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn, phù hộ cho gia chủ. Nếu như chuối nằm ở dưới đáy mâm ngũ quả thì quả phật thủ thường được đặt ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.

Quýt: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Bày quất trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

Bưởi: Tượng trưng cho phúc lộc, viên mãn.

Xoài: Cầu mong không thiếu thốn.

Thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng.

Sung: Với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc

Đu đủ: Là biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.

Mâm ngũ quả ngày nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Đồng thời, mâm ngũ quả của người dân 3 miền cũng khác nhau, tuy nhiên, độ phong phú và đa dạng trái cây thì cả 3 miền đều như nhau.

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong dịp năm mới này!!!