Peter Salovey và John D. Mayer - Hai nhà tâm lý học, đồng thời cũng là những nhà nghiên cứu hàng đầu về trí tuệ cảm xúc (EQ) định nghĩa rằng: Trí thông minh về cảm xúc là khả năng nhận diện, khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.
Chỉ số EQ (Trí tuệ cảm xúc) giúp chúng ta làm chủ cảm xúc của bản thân và nhanh nhạy nắm bắt "suy nghĩ" của đối phương, từ đó linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giao tiếp, tương tác với mọi người. Bên cạnh chỉ số IQ thì EQ cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống cũng như có được hảo cảm từ những người xung quanh.
Cùng tìm hiểu những biện pháp giúp nâng cao chỉ số EQ qua bài viết này nhé!
Hãy thử dành một phút để xác nhận lại xem bạn hay nói với chính mình những câu như thế nào? Những câu tích cực hay tiêu cực? Nếu như bạn thường xuyên dành cho bản thân những lời tiêu cực kiểu như tự mắng nhiếc bản thân, than vãn về mọi việc hay nghĩ xấu về người khác,... thì hãy cố gắng ngừng mạch suy nghĩ này lại nhé!
Những suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ khiến chỉ số EQ của bạn tệ đi, kém nhạy bén trong phán đoán cảm xúc, đồng thời khiến bạn thường xuyên sử dụng những từ ngữ không hay, gây ra sự khó chịu, thậm chí là ghét bỏ đến từ những người xung quanh.
Hãy nhớ rằng, sân si khẩu nghiệp và góp ý thẳng thắn là hai chuyện khác nhau; nói năng vô duyên và thẳng thắn là hai chuyện khác nhau; thiếu giáo dục và tính tình phóng khoáng là hai chuyện khác nhau; không biết chừng mực và quen hành động cương trực là hai chuyện khác nhau.
Hãy tự tìm ra điểm mạnh của mình hoặc nhờ bạn bè xung quanh nhận xét để tìm ra những ưu điểm ấy nhé!
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi bạn nhận thức được điểm mạnh của chính mình, bạn cũng sẽ có xu hướng tìm ra điểm mạnh của người khác, từ đó mang lại những kết quả tích cực cho các mối quan hệ của bạn. Bên cạnh đó, một người hiểu được ưu điểm và khả năng của mình cũng có thể ghi điểm dễ dàng hơn trong mắt nhà quản lý hoặc nhà tuyển dụng, nhờ vậy mà bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn.
Đối với việc từ chối, cố gắng nói càng đơn giản càng tốt. Rõ là đối phương đang cần bạn giúp đỡ, nhưng nói qua nói lại rồi cuối cùng bạn trở thành kẻ mắc nợ người ta. Muốn giúp thì giúp, còn không thì thẳng thừng từ chối. Quan hệ giữa người với người, cứ đơn giản và rõ ràng là tốt nhất.
Hiện nay có rất nhiều các cuốn sách bổ ích về tâm lý học, giúp bạn kiểm soát cảm xúc của bản thân và phán đoán cảm xúc của đối phương tốt hơn. Sách là kho tàng tri thức được đúc rút từ nhiều thế hệ, vì thế nếu như bạn muốn nâng cao năng lực và hiểu biết của bạn thân, đừng quên tìm đọc những cuốn sách viết về thứ mà bạn đang cần nhé!
Ngoài ra, việc xem các bộ phim tâm lý và nghe nhạc cũng giúp bạn nâng cao khả năng cảm thụ cảm xúc, nâng cao sự thấu hiểu, tập cách đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận,....
+ Tập lắng nghe người khác nói một cách chủ động hơn thông qua việc hỏi han, quan tâm, động viên và chia sẻ lời khuyên của bạn dành cho họ.
+ Đừng nói quá nhiều, đừng thân thiết với mọi người quá nhanh.
+ Trau dồi kỹ năng thuyết phục của bản thân.
+ Tập thói quen hỏi rằng "Mình nói có dễ hiểu không?" thay vì chất vấn "Bạn có hiểu không vậy?"
+ Hạn chế việc tham gia vào những thị phi chốn công sở. Bạn có thể nghe để biết, nhưng đừng bình luận gì thêm hoặc thậm chí là trở thành một phần của thị phi đó.