+ Thời gian: 19h30 thứ Bảy, ngày 26/02/2022
+ Hình thức: Trực tuyến qua Google Meet
1. Là những người nghiên cứu triết học, chắc hẳn ai cũng một lần đặt ra câu hỏi về vị trí của nền triết học dân tộc mình trong kho tàng triết học nhân loại. Đã có những nền triết học dân tộc trở thành thương hiệu cho trình độ phát triển đỉnh cao của trí tuệ nhân loại, như ở phương Đông có triết học Trung Quốc, triết học Ấn Độ, triết học Nga, ở phương Tây có triết học Hy Lạp, triết học Anh, triết học Pháp, triết học Đức, triết học Mỹ,... Tuy nhiên, cũng có rất nhiều dân tộc trên thế giới chưa hình thành nên một nền triết học cá biệt của mình.
2. Đối với dân tộc Việt Nam, rất khó để tìm thấy một công trình khoa học của học giả nước ngoài nhắc đến thuật ngữ "Triết học Việt Nam" – "Vietnamese Philosophy". Điều này gợi mở cách nhìn về tầm ảnh hưởng của nền triết học Việt Nam (nếu có) trong kho tàng triết học nhân loại là không nhiều (thậm chí không có). Các học giả trong nước cũng đưa ra những luồng ý kiến khác nhau, tạo ra một làn sóng tranh luận kéo dài từ từ những năm 60 của thế kỷ 20 do Viện Triết học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam khởi xướng cho đến nay. Một số ý kiến coi triết học là đặc sản của phương Tây, nước ta không có triết học. Một số ý kiến lại cho rằng, Việt Nam có triết học, hoặc đã phần nào đụng chạm được đến các vấn đề của triết học. Cũng có ý kiến cho rằng, triết học, văn học, tôn giáo,… hòa trộn vào nhau và không thể tách bạch cái này nếu thiếu cái khác; nó thể hiện trong truyền thống "văn dĩ tải đạo", "thi dĩ ngôn chí", "văn - sử - triết bất phân",… của tư tưởng dân tộc.
3. Trên tinh thần "Giới thiệu tư tưởng Việt Nam dưới góc nhìn triết học", Philosapiens triển khai tổ chức cuộc tranh luận với chủ đề "Việt Nam có triết học hay không?". Cuộc tranh luận có sự tham gia của hai Team: Có và Không, sẽ đưa đến những luận điểm khác nhau xoay quanh chủ đề này. Mời quý vị và các bạn tham dự!
Link đăng ký tham gia buổi tranh luận: https://bit.ly/PhiloTriethocVN
Author: Thích Học Triết
Designer: Trúc Nè He