Thông tin từ ban tổ chức:
- Diễn giả: Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung
- Chủ trì: Tiến sĩ ngôn ngữ học Tạ Thành Tấn
- Thời gian: thứ Bảy ngày 17 tháng 8 năm 2024
+14h30: Đón khách
+15h00: Bắt đầu chương trình
- Địa điểm: CÀ PHÊ THỨ BẢY - Shophouse 09 Park 1, Times City, 458 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nhà xuất bản Tri Thức vừa cho ra mắt tác phẩm thứ 7 của Hamvas Béla- một nhà hiền triết hiện đại Hungary- tác phẩm “Độc thoại khải huyền”. Đây là một trong những tác phẩm hay nhất và khó đọc nhất của tác giả này.
Như chúng ta đã đọc trong tiểu sử của Hamvas Béla, năm 1948 ông bị liệt vào danh sách những thành phần trí thức nguy hiểm, bị cấm hoàn toàn các hoạt động tinh thần như viết, xuất bản tác phẩm, và không được tiếp tục làm thủ thư tại thư viện thành phố. Trước khi bị đưa đi cải tạo lao động tại các nhà máy, Hamvas Béla lấy được một chứng chỉ có nghề làm vườn, để có thể tạm lánh vào công việc này một thời gian. Từ năm 1948-1951, ông thực sự sống bằng nghề làm vườn, và trong thời gian này, phần lớn các tác phẩm quan trọng của ông được hoàn thành, trong đó có tập tiểu luận ”Độc thoại khải huyền”.
Tập tiểu luận này của Hamvas Béla có ba phần: Phần I - Sự im lặng (Silentium), Phần II - Biên bản bí mật (Titkos Jegyzõkönyv) và Phần III - Độc giác (Unicornus). Thoạt nhìn tưởng chừng như ba phần của tác phẩm này không liên quan tới nhau, nhưng ai đã đọc Hamvas Béla liên tục, sẽ hiểu được sợi chỉ đỏ vô hình xuyên suốt các tác phẩm của ông: đó là nội dung đời sống tinh thần của ông, trong đó vốn kiến thức sâu rộng cộng với trí tuệ uyên bác và một đời sống trần thế bên ngoài đã trải qua tôi luyện của một kiếp sống vô cùng khó khăn, chuyển hóa thành một “tác phẩm cuộc đời” có một không hai, mang tên gọi Hamvas Béla.
Tập tiểu luận ”Độc thoại khải huyền” là một tác phẩm vô cùng khó đọc, ngay cả với người đọc Hungary bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, bởi các tầng kiến thức triết học, tôn giáo lịch sử dày đặc mà Hamvas Béla sử dụng, nhưng may mắn làm sao, giọng văn của ông, cũng là chính con người ông, trái tim của ông, lại là một thứ ngôn ngữ vô cùng dễ hiểu, trực tiếp, đầy xúc cảm, đúng đắn, khiến người đọc cảm nhận ngay lập tức những điều ông muốn đề cập tới. Còn hiểu được đến đâu, sâu rộng đến mức nào còn tùy vào tri thức và cảm nhận của cá nhân người đọc.
ĐÔI NÉT VỀ DIỄN GIẢ & CHỦ TRÌ:
Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung (sinh 1953) tốt nghiệp khoa Văn học và ngôn ngữ Hungary (1972 tại trường đại học Tổng Hợp Budapest- Hungary). Hiện vẫn đang giảng dạy tiếng Việt tại Viện Viễn Đông thuộc trường đại học Tổng Hợp Budapest- Hungary. Là dịch giả tiếng Việt của nhiều tác phẩm văn học Hungary nổi tiếng, như “Lời cỏ cây” của Márai Sándor, “Kinh cầu Kaddis dành cho đứa trẻ không ra đời” của nhà văn Nobel Kerrtész Imre, “Lữ khách và cõi trăng” của Szerb Antal…Là dịch giả duy nhất dịch các tác phẩm của Hamvas Béla và được nhận giải thưởng Phan Châu Trinh về dịch thuật năm 2017 bởi các tác phẩm dịch này.
Tiến sĩ ngôn ngữ học Tạ Thành Tấn (sinh 1990) và hiện đang là giảng viên Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
HƯỚNG DẪN THAM DỰ
- Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Cà Phê Thứ Bảy, một dự án do nhạc sĩ Dương Thụ sáng lập và điều hành, phối hợp cùng với Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Legend trên tinh thần phi lợi nhuận.
- Các sự kiện của Cà phê Thứ Bảy không bán vé và miễn phí cho khách của quán. Trước khi vào tham dự chương trình, quý khách vui lòng order và thanh toán đồ uống theo menu của quán (Nguồn thu này để hỗ trợ chúng tôi có chi phí chi trả mặt bằng, nhân sự, điện nước, … nhằm duy trì các hoạt động của Cà phê thứ Bảy). Riêng các chương trình biểu diễn (Salon m nhạc thính phòng + Guitar Concert) các khán giả được đề nghị đóng góp cho Quỹ xây dựng chương trình của các nghệ sĩ tối thiểu 50 ngàn đồng.
- Quý khách đến quán Cà phê thứ Bảy vui lòng gửi xe máy ở hầm Park 2, tầng B1, ô tô tầng B2; sau đó đi đến cột C09, cạnh cửa ghi P01 (Zone A căn hộ 10-17) sẽ có nhân viên đón khách lên quán.
Theo dõi và cập nhật thêm thông tin chi tiết tại trang sự kiện.