Ca'talks - Tác phẩm nghệ thuật toàn diện - Nghệ thuật kiến tạo xã hội

"Tác phẩm nghệ thuật toàn diện" - "Gesamtkunstwerk" hay "total work of art", đôi khi được diễn dịch thành "tác phẩm nghệ thuật tổng hoà" hoặc "tổng lực", là một trong những ý tưởng và khái niệm nền tảng quan trọng của nghệ thuật và thiết kế của chủ nghĩa Hiện đại.

"Gesamt" – tổng cộng, toàn thể, toàn diện..., "Kunst" – nghệ thuật, "Werk" – tác phẩm: Gesamtkusntwerk trở nên phổ biến nhờ nhà soạn nhạc Đức Richard Wagner, người coi đó là "tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo của tương lai".

Manh nha xuất hiện trong thực hành và lý thuyết từ thế kỷ 17, định hình trong thế kỷ 19 và phát triển rực rỡ tới đầu thế kỷ 20, tác phẩm nghệ thuật toàn diện xoá nhoà ranh giới giữa nghệ sĩ và nghệ nhân, nghệ thuật và thiết kế, mỹ thuật và ứng dụng. Trên hết, nó trỗi dậy từ mong muốn kiến tạo nên môi trường sống hài hoà, công bằng, và lý tưởng (utopia) cho con người – với quan điểm rằng, cùng với nhau, khoa học và nghệ thuật thúc đẩy tiến bộ xã hội. Người nghệ sĩ thiết kế ra toàn diện không gian đời sống của một con người và từ đó mở rộng ra toàn xã hội: như vậy, người nghệ sĩ kiến tạo nền tảng xã hội theo đúng nghĩa đen.

Ca'talks - Tác phẩm nghệ thuật toàn diện - Nghệ thuật kiến tạo xã hội

Ngày nay, bên cạnh những di sản cụ thể của những trào lưu quan trọng đã tôn vinh Gesamtkunstwerk, như Arts and Crafts, Art Nouveau, Art Deco, Bauhaus, De Stijl... khái niệm này vẫn tiếp tục tạo ảnh hưởng tới những người thực hành hướng tới sự toàn diện của sáng tạo. Họ có thể là những nghệ sĩ đa phương tiện, đa ngành, những người muốn xoá nhà ranh giới giữa nghệ thuật "cao cấp" và văn hoá đại chúng "thấp cấp", những nhà thiết kế tạo ra loại nghệ thuật có công năng, những nhà sáng tạo nghệ thuật công cộng, những nghệ sĩ ham mê kết hợp công nghệ mới vào sáng tác, hay đơn giản là bất cứ ai quan tâm tới khía cạnh dân chủ của nghệ thuật...

Trong ca'talks này, khán giả sẽ cùng diễn giả Hương Mi Lê tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Gesamtkunstwerk hay tác phẩm nghệ thuật toàn diện; và trên cơ sở đó, thử cùng thảo luận về ứng dụng phù hợp của ý niệm này trong xã hội đương đại.

THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Thời gian: 14h30 Chủ Nhật | Ngày 05/03/2023

2. Địa điểm: chương trình sẽ được tổ chức tại CA’ Library, tầng 3, AGOhub, số 12 Hòa Mã, Hà Nội và trực tuyến trên Zoom

3. Link đăng ký tham gia sự kiện: https://forms.gle/dzdVB53LPMy7MdnX7

4. Phí tham gia:

+ Vé tiêu chuẩn: 100.000đ

+ Vé học sinh/sinh viên: 50.000đ

Mua vé bằng cách chuyển khoản tới:

  • Ngân hàng: TPBank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong),
  • Số tài khoản: 0342147566,
  • Tên chủ tài khoản: NGUYEN ANH VU,
  • Nội dung chuyển khoản: ca'talks 2 [Tên bạn] [e-mail của bạn],
  • Và đính kèm hình ảnh giao dịch thanh toán bên dưới đơn đăng ký.

Hoặc đăng ký và mua vé trực tiếp tại thư viện hoặc khi đến sự kiện.

* Lưu ý:

+ Mỗi đơn đăng ký có giá trị cho một người tham gia.

+ Nội dung sự kiện sẽ được tư liệu hoá dưới dạng hình ảnh và ghi âm nhằm các mục đích như lưu trữ, nghiên cứu, quảng bá... của CA' Library và (các) diễn giả. Khi tham gia, khán giả đồng ý cho phép chương trình sử dụng hình ảnh và ý kiến của mình làm tư liệu. Trong trường hợp không đồng ý, khán giả vui lòng báo trước với ban tổ chức.

ca'talks là chuỗi các trò chuyện chuyên nghiệp về nghệ thuật và thiết kế do CA' Library (Thư viện Kiến trúc & Nghệ thuật) tổ chức, với các khách mời là các chuyên gia cũng như với tinh thần hợp tác cùng các đơn vị giáo dục và sáng tạo khác.

VỀ DIỄN GIẢ

Diễn giả Hương Mi Lê là một nhà giáo dục, một dịch giả, và một tác giả. Chị hiện cũng chịu trách nhiệm điều phối nội dung của chuỗi ca’talks.

Hương Mi Lê đang giảng dạy Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ và Ký tự pháp tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, và là chủ mục Lịch sử thiết kế đồ hoạ tại iDesign. Mi tham gia tổ chức nhiều sự kiện trưng bày, trình diễn nghệ thuật trong nhiều vai trò khác nhau như quản lý dự án và quản lý truyền thông. Các đơn vị chị từng hợp tác là VCCA, CA' Library, Sunday Art Club, Pencil Philosophy, Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, Á Space, Thái Hà Books, Vietnamica, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, tạp chí Người Đô Thị... và các nhà thực hành làm việc độc lập. Ngoài ra, Mi là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác hoạt động dưới cái tên mi-mimi.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Fanpage: https://www.facebook.com/ca.library.vietnam

Email: hiepnc.303@gmail.com