Cách làm 5 món dưa muối giòn ngon cho bữa cơm ngày Tết bớt ngán

Nhiều người thường than rằng bữa cơm ngày Tết quá nhiều dầu mỡ khiến họ mất cảm giác thèm ăn. Vì vậy, để giúp các bạn giải quyết vấn đề này, Ticketgo xin gợi ý cách làm 5 món dưa muối siêu ngon, giòn, mát, thích hợp ăn kèm các món thịt, hay các món chiên xào khác nhé!

+ Săn mã giảm giá cho các mặt hàng Tết tại Shopee: https://shorten.asia/tXFuE8GF

+ Mua sắm thông minh tại Lazada: https://shorten.asia/bGrWUjXS

+ Hàng loạt các tựa sách hot tại Fahasa: https://shorten.asia/3XATy9Ja

1. Cách làm món Bắp cải muối

Nguyên liệu:

Bắp cải thật tươi + Lọ, hũ thủy tinh có nắp đậy rửa sạch và để ráo + Vài nan tre mỏng hoặc dĩa sứ nặng có thể bỏ lọt vào hũ + Rau cần + Rau răm + Tỏi

Cách làm:

Bắp cải gỡ từng lá, rửa sạch, xắt sợi, để ráo. Rau cần rửa sạch, cắt khúc. Tỏi giã dập. Rau răm rửa sạch, cắt vừa. Nấu sôi 2 lít nước với 50gr muối bột, 100gr đường, 1/2 chén giấm. Nấu tan muối, đường rồi để mở vung cho mùi dấm bay hơi bớt, nước nguội bớt nhưng vẫn còn nóng già. Mình dùng giấm táo nên nước hơi có màu đỏ một chút.

Cách làm 5 món dưa muối giòn ngon cho bữa cơm ngày Tết bớt ngán

Trộn đều bắp cải, rau cần, rau răm, tỏi rồi cho vào lọ thủy tinh, nén nhẹ nhàng, đừng nén chặt quá nước muối sẽ khó thấm đều vào dưa. Gài vài nan tre ngang mặt dưa sao cho khi châm nước vào dưa sẽ không nổi lên trên; bạn cũng có thể dùng một dĩa sứ nặng đè trên mặt dưa.

Châm hỗn hợp nước giấm còn nóng già vào hũ dưa, dưa sẽ dịu xuống nhanh, bạn đậy kín hũ dưa lại, cất nơi thoáng mát. Để qua một ngày là dưa bắt đầu chua, ngày thứ hai dưa vẫn còn nồng nhưng có thể dùng ăn kèm vài món ăn tùy khẩu vị.

* Lưu ý: Mỗi khi lấy dưa ra ăn, luôn nhấn chìm phần dưa còn lại trong hũ dưới mặt nước muối.

2. Cách làm món Sung muối xổi

Nguyên liệu:

Sung + Chanh + Đường + Giấm + Bột canh

Cách làm 5 món dưa muối giòn ngon cho bữa cơm ngày Tết bớt ngán

Cách làm:

Sung cắt bỏ núm, thái lát tròn mỏng vừa, thả vào chậu nước lã có pha chút dấm hoặc nước cốt chanh, rửa lại bằng nước sạch, tráng qua nước sôi để nguội, để ráo, cho vào tô, đeo găng tay nilon vào và trộn đều cùng tỏi, ớt bằm và gia vị theo tỉ lệ:

1 đường

3-4 dấm trắng

1/3-1/2 bột canh

Độ chua, cay, mặn, ngọt có thể thêm hay bớt tuỳ theo khẩu vị.

3. Cách làm món Kim chi cải thảo

Nguyên liệu:

Cải thảo + Cà rốt + Củ hành tây + Tỏi tây + Hành củ + Lá hẹ + Gừng + Tỏi ta + Táo tàu + Bột nếp + Muối hạt + Nước mắm + Đường + Ớt bột Hàn Quốc 

Cách làm:

Củ cải bào sợi to. Cà rốt cũng bào sợi to. Nếu bạn để nguyên cây cải thảo để làm kim chi thì sau khi rửa đem muối hạt rắc vào từng tàu lá ngâm trong 2 - 3 tiếng cho đến khi cải mềm. Với những lá đã tách bạn chẻ đôi và cắt khúc chừng 4 - 5cm, trộn với muối hạt. Cứ 3kg cải thảo thì dùng chừng 3 lạng muối bạn nhé! Củ cải và cà rốt cũng trộn với muối.

Sau khi cải mềm thì đem rửa lại 2 - 3 lần với nước sạch. Để cải vào rổ cho ráo nước, có thể vắt nhẹ. Làm tương tự với củ cải và cà rốt.

Cách làm 5 món dưa muối giòn ngon cho bữa cơm ngày Tết bớt ngán

Dùng 1 chén bột nếp pha với khoảng 3 chén nước. Cho vào nồi, khuấy trên bếp nhỏ lửa đến khi gần được thì thêm 1 chén đường vào khuấy cùng, đến khi bột hơi trong như bột trẻ em thì tắt bếp.

Hành củ, tỏi tây, hẹ đem cắt khúc 2 - 3cm, riêng phần củ trắng thái mỏng. Bột nếp để nguội rồi trộn với hành, tỏi tây. Tỏi ta, gừng, táo, hành tây thái nhỏ. Đong 1 chén nước mắm. Cho tỏi ta, gừng, táo, hành tây vào cối xay chung cùng chén nước mắm. Trộn hỗn hợp hành tỏi vừa xay, ớt bột vào bột nếp, khuấy đều. Lấy hỗn hợp vừa trộn xoa vào từng tàu lá của cây cải thảo. Với cải đã cắt thì trộn đều hết củ cải, cà rốt, cải thảo cùng hỗn hợp vừa làm ở trên. Cho vào hộp để 2 - 3 ngày là có thể dùng được. 

4. Cách làm món Cà pháo muối cay ngọt

Nguyên liệu:

1 kg cà pháo, 1/2 kg muối

1 củ riềng, 1 củ gừng, 200 g ớt xay, 1 củ tỏi

Đường cát, nước mắm 

Cách làm 5 món dưa muối giòn ngon cho bữa cơm ngày Tết bớt ngán

Cách làm:

Cà pháo mua về gọt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho muối vào hòa tan. Tỏi đập dập cho vào cùng. Cho cà pháo vào hũ thủy tinh, chế nước muối đã nguội vào ngập mặt cà, đậy kín nắp lại trong khoảng 7 ngày là được.

Cà pháo sau khi ngâm lấy ra rửa lại với nước ấm, thái đôi để làm mắm cà. Gừng, riềng gọt vỏ, thái sợi. Cho 300 ml nước lọc, 1 thìa canh nước mắm, 200 g đường cát rồi đun sôi.

Nước mắm đường để nguội, cho gừng, riềng, ớt xay vào trộn đều. Tiếp đến cho cà vào trộn thật đều. Cho cà vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín lại trong khoảng 1 ngày cho thấm gia vị.

Cà pháo ngâm chua ngọt thường được ăn kèm với thịt luộc và cơm trắng, vừa đậm đà, vừa ngon miệng.

5. Cách làm món Dưa giá muối hành

Nguyên liệu:

1 kí giá đỗ + 2 củ cà rốt + 1 nắm lá hẹ + 1 nắm rau răm + Tỏi + Ớt + 1 nhánh gừng

Gia vị: Muối, đường, nước trắng đun sôi để nguội, nước vo gạo (lấy nước vo của lần 3) 

Cách làm 5 món dưa muối giòn ngon cho bữa cơm ngày Tết bớt ngán

Cách làm

Giá nhặt bỏ rễ, rửa sạch để ráo (lưu ý nhẹ tay tránh giá bị gẫy). Cà rốt gọt vỏ, bào sợi hoặc cắt sợi nhỏ. Hẹ rửa sạch cắt khúc dài 6 cm. Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng cạo vỏ thái sợi.

Hỗn hợp ngâm: Pha 1,5 lít nước đun sôi để nguội, 4 thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo, hoà đều các nguyên liệu cho tan. Ớt, tỏi cắt lát mỏng.

Lần lượt cho cà rốt vào hỗn hợp ngâm, tiếp đến là giá đỗ, rau răm, hẹ, tỏi, ớt, gừng. Trộn nhẹ tay tránh gẫy dập giá đỗ, để nguyên trong âu ngâm khoảng 1 tiếng để giá mềm ra rồi cho vào hũ thuỷ tinh, đậy lắp sau 2 ngày là dùng được hoặc thời tiết nóng có thể sau 1 ngày. Bảo quản trong ngăn mát có thể dùng được trong nhiều ngày.