Quảng Trị - mảnh đất chỉ cần nhắc đến trên gọi cũng đã lưu dấu ấn trong mỗi con người Việt Nam, là vĩ tuyến 17 rãnh giới chia cắt 2 miền Nam - Bắc, là nơi hàng triệu tấn bom đạn đã rải xuống đây. Để đến bây giờ, nhắc đến Quảng Trị đó là khúc tráng ca của lịch sử, mảnh đất vì hoà bình.
Từ sự khác biệt về khí hậu, thỗ nhưỡng, tập quán mỗi vùng miền trên đất nước đều có nét đặc sắc riêng trong ẩm thực. Và Quảng Trị cũng vậy, mảnh đất này cũng có những tinh hoa ẩm thực của riêng mình.
1. Bánh lọc Mỹ Chánh
Bánh được làm từ bột của củ sẵn (mài), là một nguyên liệu dễ tìm, bình dị, nhưng lại mang hương vị riêng – là một trong những món ngon Quảng Trị. Phần nhân bên trong có thể là thịt lợn, thịt gà, tôm, hay đậu xanh. Nổi tiếng nhất ở Quảng Trị là bánh lọc Mỹ Chánh với nhân tôm thịt, nấm meo và được gói bằng lá chuối tươi. Khi hấp xong thấy óng ánh mỡ bao trùm từng chiếc bánh thơm ngon hòa quyện cùng với mùi thơm ngào ngạt của lá chuối. Bánh bóc ra trong vắt, còn thấy rõ phần nhân tôm thịt, cầm bánh chấm thẳng vào chén nước mắm ớt và cho luôn vào miệng, vị cay của mắm ớt, vị ngọt đậm của nhân bánh, vị dai giòn của vỏ bánh kết hợp cùng nhau sẽ làm cho người ăn nhớ mãi không thôi.
Bánh canh cá lóc Hải Lăng thường được người dân địa phương gọi là cháo cá. Khác với các tỉnh thành, món cháo cả Hải Lăng thường được nấu với các loạt bột sợi như bột gạo, bột mì hay bột lọc. Cả lóc phải chọn những con cá lóc đồng, to, săn chắc, có màu đen bóng, chắc thịt và phải thật tươi, còn sống. Nguyên liệu chính tạo nên giá trị ẩm thực độc đáo của món ăn này bên cạnh cá lóc, chính là các gia vị kèm theo gồm có ném của Triệu Phong, ớt của Hải Lăng và hạt tiêu của Vĩnh Linh, Cam Lộ. Khi thưởng thức cháo cá, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt của nước dùng, vị đậm đà mặn mà của từng miếng cá đã được nêm nếm gia vị, vị dai ngon của sợi bột, cùng vị cay nồng của ném, tiêu, ớt.
3. Bún hến Mai Xá
Bún hến Mai Xá được lấy tên từ chính nơi sản sinh ra nó làng Mai Xá, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Với những hương vị rất riêng, mang đậm văn hóa dân gian Quảng Trị, bún hến Mai Xã đã được vinh dự công nhận vào TOP 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam (2020-2021) theo bộ tiêu chí công bố giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam tại Quyết định số 100/KLVN- TOP/2021 của Tổ chức kỷ lục Việt Nam trong hành trình tìm kiếm quảng bá ẩm thực, đặc sản Việt Nam (2020-2021).
Tuy được gọi là bún hến, nhưng nguyên liệu chính để chế biến món bún này không phải từ "hến” mà từ "chắt chắt". Chắt chắt là một họ nhà hến, nhưng nhỏ hơn rất nhiều, có màu đen, vị ngọt đặc biệt. Thực khách có thể lựa chọn món bún khô hoặc món bún nước. Nếu nấu món bún khô, chắt chắt sẽ được xào qua, thì với món bún nước, người nấu sẽ không xào qua chất chất mà nấu trực tiếp với nước dùng chan lên. Sợi bún tươi nhỏ, có màu trắng muốt, dẻo và đậm vị béo ngậy của bột gạo và bột sẵn được sản xuất thủ công cùng với vị ngọt, bùi rất đặc trưng của "chắt chắt" Mai Xá. Tất cả các gia vị, nguyên liệu sau khi được chế biến, hòa quyện vào nhau tạo nên nét đặc trưng của món bún hến Mai Xá mà không nơi nào có được.
4. Nem lụi chợ Sãi
Nem lụi chợ Sải là món ăn mang đậm chất vùng quê Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị, vốn được biết đến là nơi sinh ra và lớn lên của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, một trong những học trò xuất sắc và gần gũi nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nguyên liệu chính để làm nên món nem lụi gồm thịt heo được xay nhuyễn và bì thái mỏng như miền. Đem tất cả các nguyên liệu này ướp cùng muối, tiêu, đường, và trộn đều lên. Sau đó đem thịt vo dài xiên vào thanh tre mỏng rồi đem nướng trên than hồng cho đến khi chín. Điều thú vị làm nên hương vị đặc biệt quyến rũ thực khách đó chính là bát nước chấm. Nước chấm nem lụi chợ Sải được chế biến vô cùng đặc biệt: đậu phộng, thịt heo được xay nhuyễn, thêm chút nước mắm để cô đặc lại, nếm thêm gia vị vừa đủ, tạo nên một chút hương vị vùng quê qua bát nước chấm đặc sệt, thơm ngon.
5. Gỏi tép nhảy Bàu Trạng
Bàu Trạng là một nhánh nhỏ nằm trong khu vực Bàu Thủy Ứ rộng lớn, thuộc xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh đó, nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái khi có dòng nước trong, sạch, không khí mát mẻ và nguồn tôm cá vô cùng dồi dào.
Để làm được món gỏi tép, con tép được đánh bắt từ bàu Trạng phải còn tươi sống. Sau khi được sơ chế cẩn thận, sẽ đem đi ngâm nước muối khoảng 10 phút. Trong thời gian chờ đợi, chuẩn bị rau thơm, ngò tây, lạc rang chín, tiêu xanh, ớt, tỏi cắt nhỏ và giã nhuyễn, để sau khi vớt tép ra thì đem các nguyên liệu trộn cùng nhau trong một chiếc tổ hoặc chậu nhỏ. Trước khi thưởng thức, vắt thêm chanh vào tô đựng tép, nhanh tay đậy nắp lại và lắc đảo tổ thật kỹ để tép thẩm tất cả gia vị. Gỏi tép khi ăn được cuốn lại cùng bánh đa (hay còn gọi là bánh tráng) và một ít rau sống, đem chấm cùng nước chấm pha cùng xì dầu và mù tạt.
6. Mít thấu
Mít thấu là một món ăn đường phố rất bình dân, nhưng chính hương vị lạ miệng đầy thú vị của mít và các thành phần ăn kèm là điểm lôi cuốn khiến bao thực khách một khi đã ăn là khó mà dứt được. Món ăn là sự kết hợp giữa vị ngọt của mít non, vị dai của miến, hòa cùng cái beo béo da heo và giòn thơm của đậu hũ, lạc rang,... Để cho ra một phần mít thấu ngon không thể bỏ qua công đoạn chọn những quả mít non đạt chất lượng. Sau khi luộc chín, mít sẽ được lột vỏ rồi cắt nhỏ và bỏ vào xào cùng hành phi, nêm nếm gia vị ớt, mắm… cho đậm đà, vừa ăn.
7. Thịt trâu lá trơng
Với nguyên liệu là thịt trâu và lá trơng, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: trâu xào, trâu nướng, trâu hấp,... Thịt trâu dùng để chế biến món ăn này phải là thịt trâu còn non để trong quá trình chế biến, thịt trâu vẫn giữ được độ mềm, không bị dại và thịt vẫn giữ được vị ngọt. Lá trơng có vị cay hằng, hương thơm đặc trưng ăn kèm với thịt trâu mềm ngon.