Trung tâm Châu Á thuộc Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản đã ra mắt "ASIA CENTER CROSSTALK: Hành trình văn hóa hậu Đại dịch" - một chuỗi chương trình đối thoại trực tuyến giữa các nghệ sĩ và chuyên gia văn hóa Nhật Bản và Đông Nam Á - hoàn toàn miễn phí trên kênh Youtube của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản.
Trong bối cảnh việc giao lưu xuyên biên giới còn bị hạn chế do ảnh hưởng của đại dịch, chúng tôi đã mời các cá nhân đang hoạt động tích cực trong nhiều loại hình nghệ thuật, từ truyền thống đến đương đại, tham gia giao lưu, trò chuyện trực tuyến.
NỘI DUNG CÁC TẬP
1. Biểu diễn (Lào & Nhật Bản) (Phụ đề tiếng Lào)
Một nghệ sỹ Nhật Bản ở mảng múa và một nghệ sỹ Lào ở mảng kịch đạo cụ (object theater) cùng tham gia thảo luận về vị trí, ý nghĩa các tác phẩm của họ trong làng nghệ thuật biểu diễn.
2. Múa đương đại (Malaysia & Nhật Bản)
Các nghệ sỹ múa đương đại Malaysia và Nhật Bản sẽ trao đổi về hiện trạng làng múa ở trong và ngoài quốc gia của họ, sự khác biệt giữa các quốc gia, cũng như tương lai của múa.
3. Thiết kế bền vững (Indonesia & Nhật Bản) (Phụ đề tiếng Indonesia)
Các chuyên gia đang nghiên cứu và phát triển các nguyên liệu dệt tái sử dụng được trong ngành công nghiệp thời trang sẽ khám phá những cách thức thiết kế bền vững mới.
4. Thủ công (Thái Lan & Nhật Bản) (Phụ đề tiếng Thái)
Chúng tôi mời các chuyên gia chuyên nghiên cứu và quảng bá các loại hình thủ công, mỹ nghệ dân gian của quốc gia đến từ Bảo tàng Thủ công Dân gian Nhật Bản và Trung tâm Thiết kế & Sáng tạo Thái Lan. Họ sẽ cùng khám phá các bối cảnh lịch sử, thách thức thời hiện đại và lý tưởng về ngành nghề thủ công ở từng quốc gia.
5. Nghệ thuật đương đại (Singapore & Philippines & Nhật Bản)
Chúng tôi mời các nghệ sỹ chuyên sử dụng cơ thể của chính mình hoặc cơ thể chung (cộng đồng) làm phương tiện biểu đạt, ví dụ như trong giảng dạy hay múa. Họ sẽ chia sẻ những suy nghĩ về tính cơ thể độc đáo trong các tác phẩm của họ, sự khác biệt với hình thức biểu đạt bằng video, và các dự án tập trung vào một quốc gia hoặc khu vực.
6. Nghệ thuật biểu diễn Truyền thống 1 (Việt Nam & Malaysia & Nhật Bản) (Phụ đề tiếng Việt, tiếng Malay)
Một cuộc đối thoại ba chiều giữa một nghệ nhân rối nước Việt Nam, một nghệ nhân wayang kulit Malaysia, và một nghệ nhân bunraku Nhật Bản. Họ sẽ trao đổi về ý nghĩa của việc lựa chọn nghệ thuật truyền thống làm nghề, cũng như việc truyền lại một loại hình văn hóa lâu đời tới thế hệ sau.
7. Nghê thuật biểu diễn Truyền thống 2 (Campuchia & Nhật Bản) (Phụ đề tiếng Khmer)
Chúng tôi mời những người bảo tồn những nghệ thuật truyền thống đậm đà bản sắc đến từ trái tim của nền văn minh Angkor cổ kính của Campuchia, và từ ngôi làng ở chân núi thiêng Hakusan của Nhật Bản. Họ sẽ nói về những điểm tương đồng đáng ngạc nhiên trong cách sử dụng chân của hai loại hình, cũng như những khó khăn trong việc lưu giữ truyền thống.
8. Lễ hội và Cộng đồng (Campuchia & Nhật Bản) (Phụ đề tiếng Khmer)
Cuộc đối thoại này nghiên cứu bản chất của “lễ hội”, vốn hình thành do sự tụ họp của con người, trong sự đồng suy xét với “cộng đồng” và “bản sắc văn hóa”.
9. Nhạc giao hưởng (Thái Lan & Việt Nam & Nhật Bản) (Phụ đề tiếng Thái và tiếng Việt)
Các diễn giả trình bày về hiện trạng và triển vọng của các dàn nhạc giao hưởng ở Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản, trong đó bao gồm tính khả thi về một loại hình văn hóa giao hưởng mới xuất phát từ Châu Á.
10. Kiến trúc (Indonesia & Việt Nam/Nhật Bản) (Phụ đề tiếng Indonesia)
Một cuộc đối thoại giữa một kiến trúc sư Indonesia nổi tiếng và một kiến trúc sư Nhật Bản sống tại Việt Nam. Các kiến trúc sư sẽ chia sẻ suy nghĩ về thiết kế kiến trúc đương đại, trong đó cân nhắc về khí hậu, văn hóa ở các khu vực khác nhau của châu Á.
Thông tin liên hệ:
Fanpage: https://www.facebook.com/japanfoundation.vietnam
Email: jpfhanoi@jpf.org.vn