Là chuỗi đối thoại về đất nước Nhật Bản, "Ngàn Dặm Phù Tang" được thiết kế đặc biệt hơn tất cả những chương trình học thuật hàn lâm khác, mang những tri thức từ trong khoa học ra ngoài đại chúng trong một hình thái nhiều rung cảm và gợi mở. NGÀN DẶM PHÙ TANG được đánh giá là chương trình lan toả tri thức đáng mong đợi nhất vào dịp cuối năm nay.
Với cấu trúc sân khấu đặc biệt bao gồm thầy và trò, chuyên gia đầu ngành và cầu nối từ người chuyển ngữ từ khoa học sang đại chúng, NGÀN DẶM PHÙ TANG mang một hơi thở mới vào con đường kế thừa tinh hoa tri thức, bởi những giá trị khoa học khi được trình làng trước công chúng một cách dễ hiểu và dung dị, sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa cho cả người nghiên cứu lẫn những ai đang tìm cầu tri thức nhưng chưa có cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia.
NGÀN DẶM PHÙ TANG - NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN HỌC
Gồm hai học phần, mỗi học phần 06 buổi. Bất kỳ ai cũng có thể đăng kí tham dự, từ học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu hoặc kể cả những người làm nghệ thuật có mong muốn đào sâu chất liệu văn hoá và lịch sử Nhật Bản cho tác phẩm của họ.
Chương trình được đối ứng 20% chi phí từ đơn vị tổ chức, người tham dự đóng góp 80% với đa dạng hình thức đăng kí (đăng kí toàn bộ chương trình, đăng kí một trong hai học phần, hoặc đăng kí dự thính từng buổi lẻ).
Ngoài ra, các bạn học sinh sinh viên đều có cơ hội đăng kí dự thính miễn phí 1 buổi, hoặc dùng chính khả năng lao động của mình hỗ trợ chương trình. Với hình thức này, NGÀN DẶM PHÙ TANG mong muốn các em không chỉ gặt hái được tri thức, mà còn là một cơ hội dấn thân tìm cầu tri thức bằng chính công sức làm việc của các em.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH
* Nội dung các buổi:
HỌC PHẦN 1: NHẬT BẢN TRONG THẾ GIỚI ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á
Chuyên đề 1: Nhật Bản trong tiến trình văn minh thế giới
Chuyên đề 2: Khiển Đường sứ và phương thức tiếp nhận nền văn minh đại lục
Chuyên đề 3: Trang viên và võ sĩ: Giới quân sự địa phương bước lên vũ đài chính trị
Chuyên đề 4: Sự khai hoa của Thiền tông Nhật Bản thời Muromachi
Chuyên đề 5: Mậu dịch Châu ấn thuyền: Quan hệ giao thương giữa Nhật Bản và Đông Nam Á
Chuyên đề 6: Chính sách Sakoku và sự trỗi dậy của một xã hội mang tính thị dân
HỌC PHẦN 2: THOÁT Á NHẬP ÂU VÀ TINH THẦN PHỤC HƯNG NHẬT BẢN
Chuyên đề 7: Fukuzawa Yukichi: Quốc Phụ khai sáng của nước Nhật hiện đại
Chuyên đề 8: Văn minh khai hóa và vai trò của giới trí thức tinh hoa Nhật Bản
Chuyên đề 9: Sứ đoàn Iwakura hay sự tái sinh một phương thức tiếp nhận văn minh của Nhật Bản từ thời cổ đại
Chuyên đề 10: Shibusawa Eiichi và sự sinh thành của nền kinh tế tập đoàn ở Nhật Bản
Chuyên đề 11: Hồi sinh từ đống tro tàn: Hành trình đi đến sự thần kỳ ở Đông Á
Chuyên đề 12: Phong trào Đông Du: Hai thời khắc lịch sử
* Cấu trúc sân khấu:
+ Người dẫn dắt, học giả, chuyên gia: PGS.TS NGUYỄN TIẾN LỰC
+ Người giữ mạch cảm xúc và đặt câu hỏi cho chuyên gia: thạc sỹ, nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản
+ Người giữ mạch cảm xúc và chuyển ngữ cho công chúng (khi cần thiết: khéo léo giải đáp một số ngôn ngữ học thuật hàn lâm thành những nội dung dễ hiểu gần gũi): thạc sỹ, nhà nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng (storytelling).
+ Một số buổi có biểu diễn ngắn: kịch Noh, cổ phục, công chiếu tư liệu khảo cứu quý hiếm
Chương trình bắt đầu nhận đăng kí từ 11/11 - 21/12 cho người đăng kí toàn khoá, người dự thính từng buổi hoặc một số buổi lẻ của chương trình có thể đăng kí trước buổi diễn ra chuyên đề tối thiểu 48 giờ.
Khai khoá: 14 giờ chiều ngày Chủ Nhật- 22/12/2019 - Salon Văn hoá Cafe Thứ Bảy (Võ Văn Tần, Q3).
HỌC PHẦN 01 sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên Đán.
HỌC PHẦN 02 sẽ bắt đầu sau Tết Nguyên Đán.
Chương trình kéo dài 3 tháng như một học kỳ mùa xuân. Người tham dự có thể đóng học phí theo từng tháng học.
Thông tin chi tiết chương trình: https://drive.google.com/file/d/0B4iUW9q
Và cách thức đăng kí: https://bit.ly/2Q83vpM
(Chương trình không bán vé tại chỗ, người tham dự cần đăng kí trước với BTC tại link trên. Những trường hợp chỉ bấm going là chưa hợp lệ).