Trong 5 năm liên tiếp, chương trình "Tôi Tin Tôi Có Thể" được tổ chức tại Hà Nội, Lào Cai thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, giới chuyên gia nghiên cứu về văn hóa các dân tộc, cũng như các tổ chức quan tâm tới bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.
"...Hết dịch, hắn chạy ra Sài Gòn kiếm tí thóc xây nhà trên cây, cho nhà gọn gàng và không gian thoáng đẹp hơn chút. Nhà trên cây kết hợp làm quán trà cà phê be bé, hòa mình vào tự nhiên, vào cơn gió và xanh mát của lá. Mày mò tưởng tượng, tổng thể và chi tiết, nội và ngoại, ánh sáng và âm thanh, tính mức chịu lực, đường lên xuống, điện nước, mái trong hứng nắng, phương án giảm ảnh hưởng từ gió lốc và mưa to, dự tính chuyển động của cành, kết hợp sân chơi trẻ em các loại trên nền cát trắng, trang trí nội thất, tận dụng tối đa nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có...
Thiết kế tổng thể tạm ổn, chỉ thèm lẹ về và mần, để rồi mở câu lạc bộ tiếng Anh mỗi sáng chủ nhật cho các bé trong làng, học bằng cách chơi, chứ thời bây giờ ôm điện thoại miết rơi mất tuổi thơ và sự tò mò khám phá, trí tưởng tượng tuyệt vời của các cháu..."
Những gì các bạn vừa đọc là ấp ủ của anh Jaka, một người Chăm sống tại Ninh Thuận và là bố của hai bạn nhỏ. Mong muốn tự xây nhà trên cây để vừa trở thành nơi thưởng thức trà, cà phê, vừa là không gian để trẻ em trong làng vui chơi và học tiếng Anh khiến chúng ta chỉ nghe thôi cũng phải thốt lên "Thật là thích!".
Ước mơ ấy thật đẹp nhưng nó cũng phần nào cho thấy những thay đổi trong xã hội hiện đại. Trẻ em sử dụng điện thoại nhiều hơn, không gian sống bị bê tông hoá và thu hẹp, những sân chơi hay không gian tập thể ít dần.
Thay đổi, phát triển vốn là điều không thể tránh khỏi trong thời đại "toàn cầu hoá" và thường được gắn với "hiện đại, năng suất, tiến bộ, đổi mới". Thế nhưng liệu đây có phải là cuộc sống mơ ước của cộng đồng các dân tộc thiểu số? Đối với các cộng đồng, khát vọng về tương lai, về cuộc sống tươi đẹp là gì? Nên hay không có một tiêu chuẩn, một thang đo cho tất cả? Chúng ta nên nghĩ và làm khác đi như thế nào khi làm "phát triển"?
Tất cả sẽ được đưa đến để cùng suy tư và thảo luận trong chương trình Tôi Tin Tôi Có Thể 2022 với chủ đề "Nghe Thanh Âm, Ngân Khát Vọng" được thực hiện bởi Mạng Lưới Tiên Phong, kết hợp cùng viện iSEE và CECEM.
Chương trình năm nay bao gồm:
1. Chương trình Bản Hoà Ca Đa Sắc - sự kiện nghệ thuật tại địa phương được trực tuyến (livestream) trên facebook Mạng Lưới Tiên Phong để lắng nghe những thanh âm đa dạng chuyên chở giá trị tinh thần, văn hoá của mỗi dân tộc.
>> Thời gian: Từ ngày 7-21/11/2022
2. Tọa đàm "Nghe Thanh Âm, Ngân Khát Vọng" để cùng lắng nghe và đối thoại. Là những "khát vọng" ẩn chứa những suy tư, trăn trở về phát triển, đa dạng, tự do của các cộng đồng dân tộc thiểu số; Là những chia sẻ, phản biện về câu chuyện cùng nghe, cùng làm, cùng học với các cộng đồng đến từ các nghệ sĩ, nhà làm phát triển, nhà nghiên cứu, và thành viên của mạng lưới Tiên Phong Việt Nam.
>> Thời gian: 14:00, ngày 25/11/2022
3. Chương trình "Bản hoà ca đa sắc" - sự kiện nghệ thuật biểu diễn tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 15 nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam và được dàn dựng bởi nghệ sĩ múa đương đại Inra Jaka, cũng là thành viên của Mạng lưới Tiên Phong.
>> Thời gian: 20:00, ngày 26/11/2022
Để đăng ký THAM GIA TỌA ĐÀM và BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT, mọi người vui lòng điền vào đường dẫn:
https://forms.gle/KSHyX5y1w8664hHS9
--------
Tôi Tin Tôi Có Thể do chính thành viên Tiên Phong và người dân cộng đồng thực hiện tại địa phương và Hà Nội; sẽ được phát sóng trực tiếp từ 15 đầu cầu ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Thông tin về chương trình Tôi tin tôi có thể 2022 sẽ được cập nhật chi tiết trên các kênh:
+ Facebook Mạng lưới Tiên Phong: https://www.facebook.com/nguoidongminhtienphong/
+ Facebook Viện iSEE: https://www.facebook.com/iseevn/
+ Website Viện iSEE: http://isee.org.vn/
Viện iSEE cùng Mạng lưới Tiên Phong sẽ tiếp tục gửi đến những thông tin chi tiết, hoạt động ý nghĩa của chương trình Tôi tin tôi có thể 2022 trong những chia sẻ sau đó.
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:
+ Trượng Văn Sô: Ban điều hành Mạng lưới Tiên Phong - 0976029004 - bandieuhanh@tienphongvietnam.org
+ Phạm Minh Ánh: Cán bộ Chương trình Dân Tộc Thiểu Số iSEE: - 0973.762.789 - pmanh@isee.org.vn