"Bước thứ nhất là phải ý thức được Yêu là một nghệ thuật, cũng như Sống là một nghệ thuật" - Erich Fromm đã mở đầu như thế trong tiểu luận "Nghệ thuật yêu" (The Art of Loving) mang đậm tính lịch sử triết học, cho một chủ đề được xem là kinh điển nhất có lẽ chỉ sau cái chết, đó là Yêu...
* THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH
+ Diễn giả: Trường Thành
+ Dẫn chương trình: Thủy Tiên
+ Hình thức: Phát sóng trên Fanpage Philosapiens
(Link fanpage: https://www.facebook.com/PhilosapiensCircle)
+ Thời gian: 19h30 thứ Bảy, ngày 05/08/2023
* ERICH FROMM: TỪ CON NGƯỜI CÔ ĐƠN ĐẾN NGHỆ THUẬT YÊU
1. "Bước thứ nhất là phải ý thức được Yêu là một nghệ thuật, cũng như Sống là một nghệ thuật" - Erich Fromm đã mở đầu như thế trong tiểu luận "Nghệ thuật yêu" (The Art of Loving) mang đậm tính lịch sử triết học, cho một chủ đề được xem là kinh điển nhất có lẽ chỉ sau cái chết, đó là Yêu. Nội dung cô đọng của tiêu đề đó là: Để yêu, chúng ta phải học cách yêu.
2. Bắt đầu từ tổ tiên của loài người, sau khi ăn "Trái tri thức", họ đã nhận thức được họ đang ở trong trạng thái trần truồng mà không tránh khỏi xấu hổ, tội lỗi, cũng như ly cách. Kể từ đó, con người phải hứng chịu số phận cô đơn như là một sự trừng phạt. Theo tiến trình phát triển của xã hội, mọi đời sống sẽ chỉ hướng đến một mục đích duy nhất: Làm sao để con người hết cô đơn? Từ những lễ hội truy hoan của các bộ lạc thời nguyên thủy đến trật tự xã hội của thành bang thời chiếm hữu nô lệ hay cuối cùng, chôn mình trong nghệ thuật của sáng tạo cá nhân thời tư bản, con người chưa bao giờ vượt thoát khỏi tình trạng cô đơn vẫn còn đeo đẳng. Như một cái kết tối hậu, chỉ có trong tình yêu, con người mới tìm thấy lời giải chân xác nhất cho sự hiện hữu của mình: Nỗi cô đơn không thể xoa dịu nếu như con người chưa biết đến một tình yêu đích thực.
3. Yêu nhưng không biết cách yêu sẽ làm tổn thương người mình yêu. Điều tồi tệ nhất là xem tình yêu như một điều gì đó thụ động. Ở nhiều người, yêu dẫn đến sự mê đắm, nơi một người hoàn toàn bị khuất phục trước người kia. Khi điều đó xảy ra, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc để bản thân bị cuốn theo hy vọng: tình yêu sẽ được hồi đáp và khẳng định. Nhưng sau cùng, quả đắng của sự thụ động lại là thiếu năng lượng, thiếu sức sáng tạo cũng như không được hồi đáp. Nếu cứ buông xuôi, hành động một cách thụ động, hay chờ đợi người kia hồi đáp, thì cuối cùng chúng ta sẽ hoàn toàn thất bại. Yêu một cách thông minh sẽ là kết quả của một hành động có chủ đích, hướng tới sự hợp nhất hoàn thiện "hai là một, mà một là hai", trong sự cho đi, quan tâm, tôn trọng, trách nhiệm và hiểu biết trọn vẹn ở mỗi người!
Author: Bụi
Designer: pseudonym
-----------
Ticketgo đưa tin từ nguồn: Philosapiens Circle - Dám hiểu triết học!
Fanpage: https://www.facebook.com/PhilosapiensCircle
Hotline: 038 389 4860
Email: philosapienscircle@gmail.com