Sự kiện mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng tháng 5/2021 tại Hà Nội: Arts & Crafts, Art Nouveau, Art Déco
Thông tin từ ban tổ chức:
LINK ĐĂNG KÝ: TẠI ĐÂY
THỜI GIAN : 14h-17h ngày Chủ nhật 02/05/2021
ĐỊA ĐIỂM : CA' Library • Tầng 3, Agohub, số 12 Hoà Mã, Hà Nội (vui lòng gửi xe tại tầng hầm của Ruby Plaza, 44 Lê Ngọc Hân, cách địa điểm tổ chức 90m)
PHÍ THAM GIA : Free đối với nhóm có membership của chuỗi seminar Lịch sử Hội hoạ;
100k/người đối với nhóm guest, giảm 50% cho học sinh-sinh viên.
*Form đăng ký sẽ đóng khi nhận đủ số lượng người tham gia.
**Học sinh trung học có thể tham dự miễn phí, với điều kiện (1) hoàn thành việc đăng ký online, và (2) nhận được thông báo tham gia từ mail của Sunday Art Club.
------------------
Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là một giai đoạn có vô vàn biến chuyển trong dòng chảy lịch sử nghệ thuật Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Vô vàn những trào lưu lớn nhỏ đã được tạo ra như là những phản ứng với quá khứ và hiện tại theo mọi cách và trên mọi địa hạt.
Nếu như những trào lưu như Hiện thực, Ấn tượng, và Biểu tượng là những phản ứng mang tính chất phản đề chủ yếu là với hiện trạng về chủ đề, cách thực hiện, và không gian trưng bày… của tác phẩm mỹ thuật - thì các trào lưu như Arts & Crafts, Art Nouveau, và cả Art Déco là phản đề với sự phân biệt và phân cấp giữa mỹ thuật (fine art) và nghệ thuật ứng dụng (applied art), quay lại với tinh thần Gesamtkunstwerk (tác phẩm nghệ thuật tổng hoà) nổi bật trong thời Trung cổ, phản ứng với sản xuất công nghiệp, tái đánh giá giá trị của con người sáng tạo thủ công trong thời kỳ bùng phát của máy móc…
Chúng đều là, theo cách có giống và có khác nhau, những trào lưu khơi mở sự phát triển tay-trong-tay và phân dòng của nghệ thuật và thiết kế theo quan điểm của chủ nghĩa Hiện đại.
Trong khi nhìn lại tổng quan về những trào lưu này, chúng ta xem xét một tranh luận vẫn chưa đi tới hồi kết cho đến tận ngày hôm nay về các lằn ranh trong nghệ thuật:
- Có tồn tại hay không sự phân biệt và phân cấp mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng?
- Mỹ thuật có “cần” vô dụng không?
- Nhà thiết kế có phải là nghệ sĩ?
- Những vật phẩm được sản xuất một cách công nghiệp/bằng máy móc có được coi là nghệ phẩm không?
… và bất cứ câu hỏi nào mà những người tham gia có thể muốn đưa ra để trao đổi
----------------------------------
Seminar được điều phối bởi Lê Hương Mi, giảng viên tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab và quản lý giáo dục tại Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery. Mi cũng là dịch giả và biên tập sách, tổ chức và điều phối các lớp học và thảo luận về nghệ thuật và thiết kế. Mi đã và đang làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA, iDesign, Sunday Art Club, Pencil Philosophy… Mi từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị giác Frankfurt, Đức và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.
Bên cạnh đó, Mi là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác hoạt động dưới cái tên mi-mimi.
Một số sự kiện nghệ thuật mà Mi từng tham gia với tư cách nghệ sĩ: Animal Theater 2019 – Á Space (Hà Nội), Poetry Plus – Performance Plus 2019 – Mot+++ (TP HCM), Khi Đàn Chim Trở Về / When the Birds Fly Home – Triển lãm Nhiếp ảnh và Kể chuyện, đồng sáng tác – Bảo tàng Phụ Nữ (2016, Hà Nội).
Theo dõi và cập nhật thêm thông tin chi tiết tại trang sự kiện