Điện ảnh Hồng Kông từng thống trị châu Á suốt 2 thập niên 80 và 90 để rồi rơi vào khủng hoảng và suy tàn

Có lẽ hơn ai hết, khán giả Việt Nam là những người cảm nhận rõ nhất thời hoàng kim của Điện ảnh Hồng Kông. Cái thời những tựa phim như "Anh hùng bản sắc", "Người trong giang hồ", "Tinh võ môn", "Long tranh hổ đấu",...khuynh đảo mọi hàng băng đĩa. 

Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ 2, phim ảnh Hồng Kông bị thực dân Anh và đế quốc Nhật kiểm soát chặt chẽ khiến cho cả số lượng và chất lượng của các tác phẩm nghệ thuật đều bị hạn chế. Nhưng sau Thế chiến thứ 2, phim ảnh ở xứ Hương Cảng hồi phục nhanh chóng nhờ làn sóng di cư của các nhà sản xuất và diễn viên từ Trung Quốc Đại Lục sang. Hồng Kông giờ đây trở thành nơi hội tụ của những nhân tài trong lĩnh vực điện ảnh của Hoa ngữ và dòng vốn đầu tư của các nước phương Tây.  

Điện ảnh Hồng Kông từng thống trị châu Á suốt 2 thập niên 80 và 90 để rồi rơi vào khủng hoảng và suy

Sự xuất hiện của Lý Tiểu Long đã khiến điện ảnh Hồng Kông vươn lên mạnh mẽ và trở thành biểu tượng quốc tế đến thời nay. Vai diễn đột phá của Lý trong "Đường sơn huynh đệ" (1971) đã lập kỷ lục phòng vé khắp châu Á. Tác phẩm "Tinh võ môn" (1972) còn phá luôn những kỷ lục được thiết lập trước đó. Bộ phim "Long tranh hổ đấu" (1973) khiến ảnh trở thành ngôi sao toàn cầu và được yêu thích nhiều cả năm sau khi anh qua đời. 

Thập niên 80-90: Thời kỳ hoàng kim của Điện ảnh Hồng Kông 

Thập niên 80 đến giữa thập niên 90 là giai đoạn phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng của phim ảnh Hồng Kông, thậm chí một năm có thể sản xuất tới 200-300 phim. Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, Hồng Kông còn có sức ảnh hưởng đến khắp châu Á, đủ sức cạnh tranh với phim của Hollywood. Thậm chí, tờ Variety còn có lần ca ngợi Hồng Kông là Hollywood của phương Đông.

Nhắc đến sự hưng thịnh của phim ảnh Hồng Kông thì phải nhắc đến Đài phát thanh, truyền hình Hồng Kông TVB do Thiệu Dật Phu sáng lập vào năm 1967. Với vai trò chủ tịch TVB, Thiệu Dật Phu đã đưa lịch sử phim ảnh Hồng Kông sang chương mới và gầy dựng nên cả một đế chế điện ảnh, truyền hình ở châu Á.

Điện ảnh Hồng Kông từng thống trị châu Á suốt 2 thập niên 80 và 90 để rồi rơi vào khủng hoảng và suy

Thập niên 80 là thời kỳ cho ra đời những bộ phim truyền hình gắn liền với tuổi thơ của nhiều người thế hệ 8X và 9X. Hầu như mỗi năm trong thập niên 80 TVB đều cho ra đời một tác phẩm kinh điển gây tiếng vang lớn như Bến Thượng Hải (1980), Phượng Hoàng Lửa (1981), Tô Khất Nhi (1982), Lộc Đỉnh Ký (1984),... Đến thập niên 90, TVB bắt đầu mở rộng sang các đề tài hình sự, tâm lý gia đình và tập trung thế mạnh cho dòng phim kiếm hiệp. Những phim truyền hình được sản xuất trong giai đoạn này đều đã đi vào hàng huyền thoại như Nguyên Chấn Hiệp, Đại Thời Đại, Hồ Sơ Trinh Sát, Anh Hùng Xạ Điêu, Thiên Long Bát Bộ, Thần Điêu Đại Hiệp,...

Trong giai đoạn hoàng kim, Hồng Kông xuất khẩu phim nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới trừ Hoa Kỳ. Các ngôi sao như Thành LongNgô Vũ Sâm đã nổi tiếng ở Hollywood, còn nhưng người như Châu Nhuận PhátLý Liên Kiệt cũng có cơ hội tỏa sáng ở nước Mỹ. Theo nhà sử học David Bordwell, vào thời kỳ đỉnh cao, Hồng Kông đã sản xuất ra "nền điện ảnh được cho là giàu năng lượng, giàu trí tưởng tượng và được yêu thích nhất thế giới".

Điện ảnh Hồng Kông từng thống trị châu Á suốt 2 thập niên 80 và 90 để rồi rơi vào khủng hoảng và suy

Hàng loạt người Hoa từ nhiều quốc gia như: Lâm Thanh Hà, Vương Tổ Hiền (Đài Loan), Dương Tử Quỳnh (Malaysia) hay anh chàng con lai Nhật-Đài Kim Thành Vũ đều tụ tập tại kinh đô điện ảnh Hồng Kông.

Sự bùng nổ sản lượng phim trong một năm làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều, có người cho rằng bùng nổ số lượng không tương đồng với chất lượng sẽ dẫn tới thoái trào, bão hòa thị trường phim ảnh. Mà rõ ràng, Hồng Kông không đủ nguồn lực "đấu" với Hollywood, trong khi Hollywood luôn muốn săn đón những nghệ sĩ nổi tiếng tại Hương Cảng.

Sự suy tàn của Điện ảnh Hồng Kông  

Thời huy hoàng rồi cũng vụt tắc, hiện nay phim Hồng Kông thua kém hoàn toàn các thị trường phim khác và mỗi năm sản xuất quá nhiều phim rác. 

Có nhiều lý do để giải thích về sự sụp đổ của Điện ảnh Hồng Kông - một đế chế từng thống trị cả vùng Đông Á. Điện ảnh, nói cho cùng cũng vẫn là sản phẩm của con người. Vì thế nên khi đi tìm câu trả lời cho sự tàn lụi mang tên gọi Hồng Kông, trước tiên ta nên tìm đến những con người của xứ sở này.

Điện ảnh Hồng Kông từng thống trị châu Á suốt 2 thập niên 80 và 90 để rồi rơi vào khủng hoảng và suy

+ Một là, họ đã già. Tất cả đều đã già. Ngô Vũ Sâm. Đỗ Kỳ Phong. Từ Khắc. Và cả Vương Gia Vệ nữa. Vương, người ít tuổi nhất trong số họ, đã 60. Còn Ngô, người già nhất, đã 73. Và đấy là mới xét đến phần đạo diễn. Tuổi tác không trừ bất cứ ai. Thành Long, Châu Tinh Trì, Châu Nhuận Phát, tất cả đều đã ngoại sáu mươi. Lý Gia Hân, người trẻ nhất của tứ đại mỹ nhân, sang năm sẽ sang tuổi ngũ tuần. Và tàn đi cùng họ là nét tuyệt đại phong hoa của một nền điện ảnh.

+ Hai là, sức sáng tạo cũng lụi dần theo năm tháng. . Lần cuối ta được thấy một siêu phẩm của họ là bao giờ? Với Ngô Vũ Sâm là "Lạt thủ thần thám" (1992). Với Đỗ Kỳ Phong là "Xã hội đen 2" (2009). Với Từ Khắc, có lẽ là "Thất kiếm" (2005). Còn Châu Tinh Trì, dĩ nhiên là "Tuyệt đỉnh công phu" (2004). Trong khi đó, thế hệ kế tiếp dường như lại thiếu vắng một chút gì đó để trở thành kinh điển.   

+ Ba là, cuộc trở về đại lục đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả điện ảnh Hong Kong. Bên cạnh bảy triệu rưỡi người Hương Cảng, thị trường một tỉ ba của đại lục là một cái bóng khổng lồ không ai có thể thoát khỏi. Khủng hoảng tài chính 1997 kết hợp đại dịch SARS khiến kinh tế Hồng Kông lao đao, và xuống dốc cùng với kinh tế tất nhiên là điện ảnh. 

+ Bốn là, sự bùng nổ của những đối thủ khác đến từ Hàn Quốc và Hollywood. Điện ảnh Hồng Kông có những đặc sản - xã hội đen, võ hiệp và thể loại hài bựa đậm chất Châu Tinh Trì. Nhưng những món như thế ăn mãi cũng chán, và những đường quyền cước Hồng Kông bỗng nhỏ bé đến tội nghiệp trước những món vũ khí hạng nặng của biệt đội Avengers hay trước những bom tấn của CFGC hoặc hàng loạt các bộ phim tình cảm-lãng mạn đến từ Hàn Quốc.

Nguồn thông tin tham khảo: tuoitre.vn & lofficielvietnam.com