21 – 22H: BẠN ĐANG BỊ CĂNG THẲNG
Khung giờ 21 – 22h là lúc tuyến giáp làm việc và chúng ta được khuyên là nên nghỉ ngơi, thư giãn trong khoảng thời gian này. Nếu bạn cảm thấy khó khăn để đi vào giấc ngủ, điều đó cho thấy tuyến giáp của bạn hoạt động quá mức, gây ra tình trạng căng thẳng và lo âu.
Để giảm bớt ảnh hưởng của tình trạng này đến giấc ngủ, bạn có thể ngồi thiền, tập yoga hay châm cứu trước khi đi ngủ.
23H – 1H: BẠN ĐANG CẢM THẤY THẤT VỌNG
Thời gian đi ngủ là lúc các bộ phận như túi mật, gan và phổi hoạt động mạnh nhất để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Theo y học phương Đông, sức khỏe của túi mật ảnh hưởng đến sự vui vẻ, sáng suốt và cả đam mê của một người. Vì vậy, nếu bạn liên tục bị thức giấc vào giữa 23h đến 1h – giờ của túi mật hoạt động, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang phải trải qua cảm giác buồn bã, không hài lòng.
1H – 3H: BẠN ĐANG CẢM THẤY BỨC BỐI
Cảm giác tức giận có liên quan đến hoạt động của gan. Khi những cảm xúc phẫn uất không được giải thoát, theo thời gian, chúng sẽ tích tụ lại trong cơ quan này. Nếu thức giấc vào giờ này, bạn cần chú ý đến nhu cầu thể hiện cảm xúc của mình hơn, tập cách đón nhận và buông bỏ những cảm xúc khiến bạn mệt mỏi, nặng lòng.
3H – 5H SÁNG: BẠN ĐANG TRẢI QUA ĐAU BUỒN
Không chỉ giúp cơ thể phân tán năng lượng một cách đồng đều, tăng sức đề kháng, phổi còn tiết lộ về tình trạng sức khỏe tinh thần như trầm cảm hay cảm giác đau buồn. Nếu bạn liên tục bị thức giấc giữa khoảng thời gian này, hãy thả lỏng cơ thể, từ từ hít thở và bạn sẽ ổn thôi.
5H – 7H SÁNG: BẠN ĐANG DỒN NÉN QUÁ NHIỀU CẢM XÚC
Đây là khung giờ năng lượng trong cơ thể tập trung tại ruột già để đẩy những chất thải không cần thiết khỏi cơ thể. Thức giấc vào thời gian này sẽ khiến hoạt động của ruột già bị gián đoạn. Do đó, bạn có thể đang trải qua sự tắc nghẽn cảm xúc hoặc thiếu kiên nhẫn trong cuộc sống. Hãy cố gắng buông bỏ hết những điều làm bạn muộn phiền hoặc không xứng đáng với mình, bạn nhé.