Hãy cùng Ticketgo khám phá những cuốn sách hay Tháng 5/2020 nên đọc nhé!!!
Xem thêm: Giải trí với Ticketgo Youtube channel
Một nhà nhân chủng học sẽ phân tích thực phẩm và dinh dưỡng như thế nào khi đặt nó trong quá trình tiến hóa của loài người? Điểm chung giữa các vấn đề về sức khỏe từ phương Tây đến phương Đông là gì? Tật cận thị có phải do mắt phải hoạt động tinh quá nhiều, còn các bệnh dị ứng là do vấn đề vệ sinh và diệt khuẩn như từ trước đến nay chúng ta vẫn nghĩ? Chế độ ăn ít chất béo và ít thịt dẫn tới giảm bệnh tim hay những can thiệp vào lối sống như tập luyện, giảm căng thẳng, ngừng hút thuốc và trị liệu nhóm mới là chìa khóa thật sự? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong cuốn sách hay này.
Ở cái tuổi đáng lẽ người ta an hưởng cuộc sống, vui vầy với con cháu, có một “Bà Nội” sẵn sàng xách vali đến một mảnh đất hoàn toàn xa lạ, cách quê hương nửa vòng trái đất để được sống, trải nghiệm và học tập như một fresh-man thực thụ. Xuyên suốt cuộc hành trình đặc biệt ấy, sinh viên-bà nội vấp phải vô số trở ngại văn hóa, ngôn ngữ cùng những câu chuyện dở khóc, dở cười, nhưng luôn được kể lại bằng một phong khí vui tươi, hóm hỉnh, đầy hào hứng của người khám phá. Bà nội du học là cuốn sách hay thoạt tiên có thể khiến người đọc ngợp mắt về nhiều tầng văn hóa, lối sống, phong cách ứng xử đặc thù của “American way” độc nhất vô nhị. Nhưng quan trọng hơn, đó còn là một cẩm nang dày dặn về kinh nghiệm học tập, tinh thần vượt lên những hạn chế cố hữu của bản thân, khả năng dung hòa của một tâm hồn Việt Nam ở một nền văn hóa vừa đa dạng vừa giàu bản sắc
Nếu được tự mình lựa chọn bố mẹ, bạn sẽ chọn người như thế nào? Trong bối cảnh một xã hội tương lai, khi công dân có thể chuyển trách nhiệm nuôi con cho quốc gia và những đứa trẻ ấy được phép chọn bố mẹ mới cho mình, Janu301 – một đứa trẻ sống trong trung tâm NC – đã 17 tuổi nhưng vẫn chưa chọn được bố mẹ phù hợp để nhận nuôi mình. Chỉ còn hơn hai năm nữa là cậu phải rời khỏi trung tâm, sống dưới cái mác “trẻ mồ côi” suốt đời. Liệu Janu có tìm được tổ ấm cho mình không? Đây là một cuốn sách hay có ý tưởng táo bạo và mới lạ, thu hút ngay từ những trang đầu tiên và kết thúc đầy bất ngờ, sẽ khiến chúng ta suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của gia đình.
Khi người bạn yêu sâu sắc mất đi, dù là người thân hay bạn đời, cuộc sống của bạn mãi mãi không còn như trước nữa. Những gì trước nay bạn có như một điều mặc nhiên, đột nhiên sẽ mất. Khoảng trống đó không gì bù đắp được, chỉ có chính bạn có thể, bằng cách này hay cách khác, vượt qua và tìm cách sống tiếp. Nhưng cách vượt qua của mỗi người sẽ không như nhau. Đây không chỉ là một cuốn sách về tâm lý tình cảm. Một hồn ma, một hồ sơ vụ án chưa bao giờ khép, một khu đất là quê hương của thổ dân châu Mỹ ngày xưa với biết bao hiện tượng kỳ dị… được lật lại bởi người cảnh sát địa phương, không ngờ lại mở ra cả một giai đoạn đen tối của lịch sử nước Mỹ, khi mà khao khát về đời sống tốt đẹp hơn lại vô hình suýt đẩy quốc gia vào con đường diệt chủng với Thuyết Ưu Sinh – một lý thuyết gạn lọc những “gen xấu” của con người. Nhưng con người, với tất cả hiểu biết hạn hẹp của mình, liệu đã có đủ năng lực để vạch ra lằn ranh cho khoa học di truyền đó? Cuốn sách hay này là một câu chuyện đan cài hấp dẫn từ đầu tới cuối, xen kẽ giữa trinh thám, tình cảm, khoa học và lịch sử, với ngòi bút mượt mà đậm tính nhân văn.
Đây là cuốn tự truyện kể về cuộc đời của CEO gốc Việt Tiffany Phạm trên hành trình xây dựng Mogul – nền tảng ứng dụng quốc tế lớn nhất dành cho phụ nữ – khi chỉ mới 27 tuổi. Mogul vốn là từ dùng để chỉ những người có quyền lực hay doanh nhân thành đạt, thường dành cho nam giới. Hành trình của Tiffany cũng là hành trình định nghĩa lại Mogul, khẳng định vai trò và tiếng nói của phụ nữ. Ở đó, phụ nữ đều bình đẳng, có thể kết nối, chia sẻ và hợp lực để cùng tạo nên nhiều điều tuyệt vời. Ngoài câu chuyện của Tiffany, cuốn sách hay này còn chia sẻ kinh nghiệm quý báu từ 10 nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng trên thế giới như Nina Garcia – Tổng biên tập Tạp chí ELLE Mỹ, Shiza Shahid – Giám đốc điều hành sáng lập Quỹ Malala và Cộng sự của NOW Ventures…
Tại sao chúng ta lại chịu tổn thương bởi gia đình – những người gần chúng ta nhất? Tại sao dù ở cạnh gia đình nhưng bạn vẫn cảm thấy xa cách và cô đơn? Vì sao chúng ta luôn bộc phát cảm xúc khi đứng trước gia đình mình? Vì sao nỗi đau của gia đình nơi bạn sinh ra và lớn lên lại lặp lại trong gia đình hiện tại? Gia đình trở thành nơi tiếp thêm sức mạnh và cũng là nơi khiến đôi vai chúng ta thêm nặng trĩu; là nơi ẩn náu của những mâu thuẫn tinh vi đằng sau những phút giây thân mật; là nơi tràn đầy thương yêu nhưng có cả sự ghét bỏ. Gia đình lúc nào cũng có hai mặt như vậy. Choi Kwanghyun – một nhà tâm lý học hàng đầu Hàn Quốc, người đã tham vấn tâm lý cho rất nhiều trường hợp có khúc mắc về tổn thương tâm lý xuất phát từ gia đình – sẽ chỉ ra nguyên nhân của những tổn thương, những nỗi đau mà chúng ta phải chịu từ gia đình mình, đồng thời đưa ra cách giải quyết đối với các vấn đề nhức nhối hiện tại.