Hòa Nhạc “Hanoise” 2019 (Miễn Phí Tham Dự)

Ngày 11.10, Viện Goethe sẽ giới thiệu đến Quý khán giả một buổi biểu diễn của Nhóm nhạc đương đại Hà Nội cùng với nghệ sĩ clarinet Nina Janßen-Deinzer và nghệ sĩ cello Lucas Fels. Ngoài một tác phẩm của nhà soạn nhạc người Đức Jörg Widmann và người Pháp Olivier Messiaen, đây cũng sẽ là buổi ra mắt tác phẩm “HANOISE” (Âm thanh Hà Nội) của nhà soạn nhạc Vũ Nhật Tân.

Thông tin từ Viện Goethe:

Thời gian: 20:00, thứ sáu 11/10/2019

Địa điểm: Phòng Hòa nhạc lớn - Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam - 77 phố Hào Nam - quận Đống Đa - Hà Nội

Buổi ra mắt đầu tiên của “Hanoise” trên thế giới tại Việt Nam, sáng tác mới nhất của Vũ Nhật Tân và tác phẩm nổi tiếng của Olivier Messiaen “Tứ tấu cho lần cuối của thời gian” là những yếu tố sẽ khiến cho buổi biểu diễn trở thành một trong những điểm nhấn tuyệt vời nhóm nhạc đương đại Hà Nội New Music 2019. Hai khách mời là những ngôi sao nổi tiếng quốc tế trong cùng lĩnh vực của họ, Nina Janßen Deinzer, nghệ sĩ kèn clarinet và Lucas Fells, nghệ sĩ cello sẽ cùng với Nhóm nhạc đương đại Hà Nội mở màn buổi tối với tác phẩm “Fieberphantasie” của Jorg Widmann cho piano, tứ tấu đàn dây và clarinet.

Nhạc trưởng Honna Tetsuji:

Honna Tetsuji học với các thầy Kazuo Yamada và Michiyoshi Inoue; và theo học tại Dàn nhạc Hoàng gia Amsterdam Concertgebouw và tại London Sifonietta. Honna là chỉ huy của Dàn nhạc Giao hưởng Osaka (1995-2001) và là chỉ huy khách mời thường xuyên của Dàn nhạc Nagoya Philharmonic .(1997-2000). Anh được DNGHVN mời làm Cố vấn Âm nhạc và Chỉ huy (2001-2009). Honna đã từng chỉ huy nhiều dàn nhạc, bao gồm: Dàn nhạc La Scala Phil, Dàn nhạc Filharmonia London, Dàn nhạc Giao hưởng Hungary, Dàn nhạc Arturo Toscanini và nhiều buổi biểu diễn hòa nhạc thường xuyên của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam.

Nghệ sĩ:

Nina Janßen-Deinzer (*1972)

Nina Janßen-Deinzer theo học tại ngôi trường nổi tiếng Hans Deinzers ở thành phố Hannover và tốt nghiệp bằng một buổi biểu diễn hòa nhạc. Cô nhận giải nhất tại cuộc thi âm nhạc “thế hệ trẻ sản xuất âm nhạc” của Đức và Cuộc thi Âm nhạc thính phòng Quốc tế tại Osaka / Nhật Bản.Từ năm 2006-2007, cô là nghệ sĩ độc tấu kèn clarinet của dàn nhạc Modern. Là một nghệ sĩ độc tấu, cô từng biểu diễn tại các Liên hoan nổi tiếng khác nhau như Liên hoan Salzburg, Salzburg biennale, Lễ hội âm nhạc Donaueschinger, Ultraschall Berlin, Lễ hội NOW Essen, Liên hoan Berliner Festwochen, Forum Festival Moscow với các dàn nhạc như SWR Baden-Baden và Freiburg, hr- Dàn nhạc giao hưởng, Dàn nhạc giao hưởng Saarbrücken, Dàn nhạc giao hưởng Modern, Dàn nhạc Konzerthaus Berlin, Kremerata Baltica v. v. Từ năm 2015, cô tham gia giảng dạy âm nhạc với tư cách là giáo sư âm nhạc thính phòng tại Đại học Âm nhạc Nürnberg, kể từ năm 2018, cô dạy cả âm nhạc hiện đại tại Đại học Âm nhạc Nürnberg.

Lucas Fels (*1962)

Lucas Fels từng theo học âm nhạc dưới sự chỉ dẫn của Christoph Henkel ở Freiburg, Anner Bijlsmain ở Amsterdam và Amadeo Baldovino ở Fiesole. Đến nay, anh đã biểu diễn tại hơn một nghìn buổi ra mắt thế giới, cho ra hơn 100 đĩa CD nhạc solo và thính phòng của thế kỷ 20 và 21. Năm 1985, ông đồng sáng lập ra Dàn nhạc nghiên cứu Freiburg và tham gia với tư cách là thành viên của hội đồng quản trị kiêm nghệ sĩ đàn Cello đến năm 2005. Từ năm 2006, anh là nghệ sĩ của nhóm tứ tấu Arditti London. Từ năm 2013, ông dạy nhạc mới tại Học viện Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn ở Frankfurt chuyên ngành trình diễn nghệ thuật. Ông nhận rất nhiều lời mời để tổ chức các buổi chuyên đề tại các trường đại học trên thế giới.

Ngô Trà My (*1972)

Ngô Trà My tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Nội vào năm 1994 và vượt qua kỳ thi sư phạm năm 2007. Từ năm 1994, cô tham gia dạy nhạc cụ đàn Bầu tại Học viện âm nhạc Quốc gia Hà Nội. Cô từng biểu diễn tại các lễ hội ở Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Scandinavia và Việt Nam và ghi đĩa CD với tư cách là một nghệ sĩ độc tấu cùng dàn nhạc: Lời ru quê hương năm 2001. Từ năm 2008, cô là thành viên hội đồng của dàn nhạc châu Á / Hàn Quốc. Với The Six Tones, một nền tảng cho những cuộc gặp gỡ về văn hóa truyền thống và thử nghiệm từ Châu Á và Phương Tây, cô đã đi lưu diễn khắp Châu Âu, Châu Á và Hoa Kỳ.

Phạm Trà My (*1973)

Pham Trà My sớm có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, rất yêu nghề và có phong cách riêng. Ở cô trong đời cũng như trong nghệ thuật vừa có cả sự mạnh mẽ, dám chấp nhận, vừa có sự nồng nàn, nhân hậu. Phạm Trà My bảo vệ thạc sĩ chuyên ngành giảng dạy âm nhạc và trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Nhóm nhạc đương đại Hà Nội:

Hanoi New Music Ensemble là nhóm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên của âm nhạc đương đại tại Việt Nam. Mong muốn của nhóm nhạc là trình diễn Âm nhạc mới hay nhất tại Việt Nam và quốc tế.

Nhà soạn nhạc và giám đốc nghệ thuật, Vũ Nhật Tân và Phạm Trường Sơn, nghệ sĩ violin và giám đốc điều hành, đã thành lập nhóm nhạc vào năm 2015 sau khi nghệ sĩ Vũ Nhật Tan tham gia Lễ hội âm nhạc và trao đổi văn hóa năm 2010, một trong những buổi giao lưu văn hóa lớn nhất giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và được khởi xướng bởi Âm nhạc thính phòng Tây Nam. Giám đốc nghệ thuật và nhạc trưởng của lễ hội này, ông Jeff von der Schmidt và giám đốc điều hành bà Jan Karlin đã được Bộ Văn hóa Việt Nam bổ nhiệm làm giám đốc nghệ thuật người Mỹ đầu tiên tại Việt Nam của Nhóm nhạc mới Hà Nội.

Nhóm nhạc đương đại Hà Nội đã biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội, Không gian nghệ thuật Manzi, Viện Văn hóa Pháp tại Hà Nội-L’Espace và Viện Goethe. Các thành viên của nhóm nhạc bao gồm những giảng viên âm nhạc chuyên nghiệp và giáo viên trong nước, đang là giáo sư tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam hoặc biểu diễn trong Dàn nhạc Quốc gia Việt Nam.

Vũ Nhật Tân (*1970)

Vũ Nhật Tân là một trong những nhà soạn nhạc tích cực và nổi tiếng nhất cùng thế hệ. Tác phẩm “Ngũ hành” của anh, sáng tác năm 2019, đã có buổi ra mắt thế giới tại Hà Nội trước 1.000 khách. Lấy cảm hứng từ lý thuyết phương Đông về năm yếu tố tạo nên thế giới, thông điệp của Vũ Nhật Tân là bảo vệ môi trường của chúng ta.

Các tác phẩm:

FIEBERPHANTASIE (Cơn sốt tưởng tượng):

Trong “Fieberphantasie” (tạm dịch: cơn sốt tưởng tượng) từ năm 1999, Jörg Widmann nghiên giai điệu của Robert Schumann. Ông mô tả đây là một loại “đường cong sốt”: “hồi hộp, nhấp nháy, hâm hấp” với “vô số các đỉnh sóng nhỏ hơn và lớn hơn trong các đường lớn”. Các ký hiệu bao gồm điểm thực hiện, không chứa một mức độ âm thanh cụ thể, nhưng lại có các chỉ dẫn cách trình diễn chi tiết.

Jörg Widmann (*1973) là một trong những nghệ sĩ và nhà soạn nhạc thú vị và linh hoạt nhất trong thế hệ của ông. Được đào tạo bởi Gerd Starke ở Munich và Charles Neidich tại Trường Juilliard ở New York, nghệ sĩ kèn clarinet Jörg Widmann là khách mời thường xuyên tại các dàn nhạc quốc tế quan trọng như Dàn nhạc Gewandhaus Leipzig, Dàn nhạc Quốc gia de France, Dàn nhạc giao hưởng Tonhalle ở Zurich hoặc Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Washington. Ông từng biểu diễn cùng nhạc trưởng Daniel Barenboim, Valery Gergiev, Kent Nagano, Sylvain Cambreling, Christoph Eschenbach và Christoph von Dohnanyi. Widmann là thành viên của Hội khoa học Berlin và là thành viên tích cực của Học viện Mỹ thuật Bavaria, Học viện Nghệ thuật Tự do Hamburg (2007), Học viện Nghệ thuật Biểu diễn Đức (2007) và Viện Hàn lâm Khoa học và Văn học Mainz (2016).

QUATUOR POUR LA FIN DU TEMPS:

Dịch theo nghĩa đen là „Bộ tứ cho sự kết thúc thời đại“, nội dung tác phẩm cũng là về ngày tận thế. Nhà soạn nhạc người Pháp Olivier Messian đã hoàn thành tác phẩm của mình bằng tổng cộng tám câu khi là tù nhân trong trại tù binh ở Görlitz thời chiến tranh tại Đức. Các chỉ huy tại trại đã cho phép Messian được sáng tác. Các dòng nhạc cụ khá bất thường là kết quả của các nhạc sĩ có sẵn trong trại, nghệ sĩ kèn clarinet Henri Akoka, nghệ sĩ violin Jean Le Boulaire và nghệ sĩ cello Étienne Pasquier. Buổi ra mắt của tác phẩm với sự trình diễn piano của nhà soạn diễn ra trong trại ở Görlitz năm 1941 trước khoảng 400 tù nhân chiến tranh. (nguồn: gute Quelle)

Olivier Messiaen(*1908, †1992) là một nhà soạn nhạc người Pháp cực kỳ quan trọng và được coi là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất của thế kỷ 20. Ông được coi là người tiên phong của âm nhạc nối tiếp. Năm mười một tuổi, anh bắt đầu học giáo dục âm nhạc tại Nhạc viện Paris. Âm nhạc của ông đã mượn cấu trúc và ý tưởng từ số học, nhịp điệu Ấn Độ, thánh ca Gregorian, tiếng chim hót và âm nhạc của Claude Debussy và Igor Stravinsky. Một điểm đặc biệt là năng lượng tâm linh luôn tái diễn và sự liên kết đức tin Công giáo sâu sắc của ông.

HANOISE (Âm thanh Hà Nội):

Nhà soạn nhạc nổi tiếng Vũ Nhật Tân trích xuất và cô đọng những âm thanh của thủ đô Việt Nam thành một tác phẩm nghệ thuật âm nhạc đương đại.

Với sự hợp tác của Viện Goethe, Vũ Nhật Tân sẽ giới thiệu đến quý khán giả một tác phẩm mới được viết riêng cho nhóm đàn dây của Hanoi New Music Ensemble mang tên: HANOISE (Âm thanh Hà Nội). Đây chính là một đóng góp vô cùng quý vào kho tàng âm nhạc nghệ thuật đương đại của Việt Nam.
Như tên gọi của tác phẩm, “Âm thanh Hà Nội” phản ánh không gian và sự pha trộn âm thanh đa màu sắc rất đặc trưng của thành phố: Một cuộc gặp gỡ văn hóa giữa Đông và Tây thông qua âm nhạc đương đại.

Âm nhạc mới nhưng tôn vinh lên cả „âm nhạc cũ“, đó chính là mục tiêu của Nhóm nhạc đương đại (HNME). HNME bảo tồn tinh hoa của lịch sử và di sản âm nhạc của Việt Nam mà không nhất thiết phải nối gót theo đúng những bước chân của tổ tiên. Âm nhạc mới chính là sự pha trộn của sự hy sinh, niềm tin và hy vọng của người dân Việt Nam.

Trên phương diện kết nối quốc tế, dự án này tạo cơ hội trao đổi sự sáng tạo và đam mê dành cho âm nhạc mới và đóng góp vào sự hiểu biết Văn hóa. Chính vì thế chúng tôi rất vui mừng khi lần đầu tiên hai nghệ sĩ xuất sắc đến từ Đức sẽ kết hợp cùng với Nhóm nhạc đương đại. Nina Janßen-Deinzer (Kèn clarinet) và Lucas Fels (cello) hợp tác với hai bậc thầy về nhạc cụ truyền thống Việt Nam, Ngô Trà My (đàn Bầu và giọng nói) và Phạm Trà My (đàn Tranh).

Vé vào cửa miễn phí