Khải – từ triển lãm Thiết Kế London 2018

Vào tháng 9 năm 2018, Việt Nam lần đầu tiên tham gia Triển Lãm Thiết Kế London.

Tác phẩm sắp đặt ‘Khải’ làm ra cho sự kiện năm 2018 sẽ được trưng bày tại buổi khai mạc triển lãm ở Hà Nội, Việt Nam.

Thông tin từ ban tổ chức:

Khai mạc: 18:30 – 21:30, Thứ sáu 13/03/2020

Triển lãm: 09:30 – 19:00 14 – 25/03/2020

Địa điểm: Không gian Triển lãm Manzi, Số 2 Ngõ Hàng Bún, Hà Nội.

Về dự án:

Dự án nghiên cứu của Tiến sĩ Marta Gasparin ở Trường Kinh doanh thuộc Đại học Leicester làm nền tảng hướng dẫn và nội dung cho nguồn gốc dự án này. Dẫn dắt bởi những nghiên cứu của Tiến sĩ Gasparin và dưới sự chỉ đạo của nhà giám tuyển người Anh Claire Driscoll cùng với sự góp mặt của ba nhà thiết kế Thảo Vũ, Giang Nguyễn và Lê Thanh Tùng; ‘Khải’ được làm ra để trả lời cho chủ đề của Triển lãm năm đó, ‘Trạng thái Cảm xúc.’

Tác phẩm của Việt Nam ở triển lãm muốn tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề rằng không có một hiểu biết chung về thiết kế Việt Nam ngày nay trông và cảm nhận như nào. Câu trả lời nằm ở việc trình bày cách các nhà thiết kế trẻ tiến về phía trước bằng cách khám phá lại quá khứ của họ trong thời kỳ đất nước đang biến chuyển. Tác phẩm ‘Khải’ là lời mời tạm dừng lại để suy nghĩ về ý tưởng trên và nhân cơ hội giới thiệu về mối quan hệ của một đất nước với di sản lao động thể chất của nó và cái truyền thống lâu đời của thiết kế bắt nguồn từ nhu cầu xã hội, điều này đã và đang tiếp tục là yếu tố chính định hình các thiết kế ở Việt Nam.

Ba nhà thiết kế được trình bày ở trong tác phẩm này đều có tính chất nêu trên ở trong sự thực hành của riêng họ và quyết định chính yếu là tuyển chọn những tác phẩm của họ nhằm tạo ra một hợp nhất – tác phẩm của họ là những nối dẫn cho nhau nhưng cũng là một phần của nhau. Quyết định này cần thiết để làm nổi bật tính phức tạp của bản sắc Việt Nam ngày nay, một hợp nhất hình thành từ sự đa dạng.

Ở Việt Nam quá trình thiết kế vốn được hình thành từ nhu yếu xã hội, nghĩa là: làm những gì cần thiết để khắc phục vấn đề. Nhưng trong quá trình làm việc, người ta có thể đi đến trạng thái trầm tư trong cảm xúc mà nhờ đó đạt đến một cái nhìn rõ ràng nhất định – khi đang dệt, khắc, khuấy, nhuộm, vẽ, phác thảo, in và sắp đặt, cảm xúc có thể xuyên suốt quá trình này. Quy trình thủ công là chìa khóa để giải phóng cảm xúc. Khi nhìn vào những quá trình này, ta thấy những câu chuyện được kể, những bí mật được chia sẻ và những mảnh đời được sống.

Dự án này được một số tổ chức tài trợ hào phóng, nếu không có sự giúp đỡ, đầu tư và lời cam kết của họ cho ngành nghệ thuật và thiết kế của Việt Nam, tất cả những gì chúng ta làm sẽ không thành hiện thực. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn: Trường Kinh doanh thuộc Đại học Leicester, Nhóm nghiên cứu Incite, E.S.R.C, Dragon Capital, NashTech, Vietnam UK Network, British University Vietnam, Vietnam Airlines, New World Fashion Group, Đại sứ quán Anh Quốc tại Hà Nội, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh Quốc, Hội Đồng Anh, Work Room Four, Không gian Triển lãm Manzi và Viện Goethe Hà Nội.

Cập nhật thông tin tại trang sự kiện