Trong phần tiếp theo của chuỗi “80 ngày vòng quanh thế giới: Artist Films / Moving Image”, chúng tôi hân hạnh giới thiệu một số nghệ sĩ ở Hà nội những người trong những năm gần đây đã sử dụng hình thức phim/video/moving image như một phần quan trọng trong tác phẩm sắp đặt đa phương tiện của mình.
Vào buổi chiếu và trò chuyện này, chúng ta sẽ có dịp xem các tác phẩm phim/ moving image của nghệ sĩ và trò chuyên với Tuấn Mami và Nguyễn Phương Linh cùng các thành viên nhóm làm phim về các thực hành của họ có liên quan tới viêc sử dụng chất liệu phim / video trong tác phẩm.
Thông tin về chương trình:
Thời gian: 19:00, thứ năm 04/04/2019
Địa điểm: DOCLAB Số 11, ngách 12, ngõ 378 Thụy Khuê, Hà Nội
Chương trình:
1. “Ký ức voi mù” (Nguyễn Phương Linh, 2016, 14:25)
Camera/Editing: Đức bé
2. “Trùng mù” (Nguyễn Phương Linh, 2018, 9′)
D.O.P, EDITOR, SOUND: Đỗ Văn Hoàng
Camera: Lê Xuân Tiến
3. “Trong từng hơi thở, không gì đứng yên” (Tuấn Mami, 30′, 2018)
Camera: Duc bé, Le xuan Tiến, Tuấn Mami
D.O.P: Nguyễn văn Hoàng, Tuấn Mami
Sound design: Nguyễn Hữu Hải Duy, Tuấn Mami
Post production: Phạm Minh Đức (duc Panda)
4. Trò chuyện với Tuấn Mami và Phương Linh & các thành viên nhóm làm phim
Về các tác phẩm:
1. “Ký ức voi mù” đi theo sự biến đổi xã hội và địa lý của các đồn điền cao su thuộc địa cũ ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Cây cao su, con người, động vật và đất đai đều mang trong mình những bằng chứng thầm lặng của một lịch sử phức tạp.
2. “Trùng Mù” bắt đầu với hai nhân vật đằng sau tấm màn có hoa văn: một người máy nữ tính đang cúi xuống một cơ thể khác để tham gia vào một hoạt động nào đó trên khuôn mặt. Sự tương tác của chúng đi kèm với âm thanh lặp đi lặp lại của máy laser để loại bỏ các sắc tố đen trong da người, âm thanh liên kết các chuyển động thị giác và thời gian của toàn bộ phim. Dao động giữa các cường độ khác nhau của việc làm mờ và xoá nhoà, video từ từ mở ra một không gian chung và vượt thời gian của công nghệ giải phẫu thẩm mỹ. Từ vũ đạo của kết cấu bề mặt, của các trạng thái vật chất và khí, của cơ thể người và phi-người, thẩm mỹ viện nổi lên như một biểu hiện của xác chết tư bản, lao động di cư và liên kết độc hại toàn cầu. (Trích bài viết của Suza Husse)
3. “Trong từng hơi thở, không gì đứng yên” là kết quả của nhiều năm điều tra và ghi nhận sự mất mát đáng kể về đa dạng sinh học do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và hậu quả tàn khốc của nó ở quê hương nghệ sĩ là Hà Nam. Tuy nhiên, tác phẩm không chỉ đơn thuần phản ánh hay chỉ trích về tình huống, mà trên một quy mô rộng hơn, là một biểu hiện trữ tình của một hiện tượng toàn cầu, một điều không tưởng (rối loạn) tạo ra một bóng đáng ngại, lơ lửng giữa những giấc mơ và ác mộng, phục sinh và tuyệt chủng, quá khứ và tương lai. Chính ở ngã tư này, chúng ta nhận ra, loài người – đối với tất cả sự suy ngẫm, xem xét kỹ lưỡng, phản ánh và tự ngẫm – một lần nữa bị mắc kẹt trong sự xóa sổ của chính sáng tạo của họ. (Bill Nguyễn, về triển lãm đa phương tiện mang cùng tên gọi)
Về nghệ sĩ:
1. Nguyễn Phương Linh:
Nguyễn Phương Linh là một nghệ sĩ Hà Nội được biết đến với các thực hành video, điêu khắc và sắp đặt. Lựa chọn chất liệu như muối, bụi hoặc cao su, các nghiên cứu của Phương Linh quan tâm đến những biến đổi cảnh quan địa chính trị, tác động của con người tới thiên nhiên và các quan điểm lịch sử chồng chéo của Việt Nam hiện đại. Là người đồng sáng lập và đồng điều hành Nhà Sàn Collective, Phương Linh được coi là một tài năng trẻ trong cộng đồng thực hành nghệ thuật đương đại Việt Nam. Cô đã triển lãm và tham gia nhiều dự án nghệ thuật quốc tế tại các châu lục Á, Âu và Mỹ. 2016 hứa hẹn một năm đột phá của cô với các tác phẩm mới nhất được trưng bày tại Kuandu Biennale và Singapore Biennale.
2. Tuấn Mami:
Tuấn Mami là nghệ sĩ thị giác đa ngành sống và làm việc tại Hà Nội, với thực hành bao gồm các loại hình như sắp đặt, video, trình diễn và nghệ thuật ý niệm. Liên tục khám phá các phương pháp biểu hiện mới mẻ, Tuấn Mami tạo được chỗ đứng trong quang cảnh nghệ thuật quốc tế với những thử nghiệm (ở cả không gian riêng tư và công cộng), đôi khi mang tính táo bạo, đôi khi đậm chất thiền định: một mặt, bóc tách cách thức con người tương tác với nhau và với thế giới xung quanh, đồng thời đưa ra một phản chứng về hiện trạng xã hội đương đại; mặt khác, lại phản hồi và cố gắng xoay chuyển hay thay đổi (những quan điểm về) hiện trạng này.
Về chương trình:
Buổi chiếu phim / moving image của nghệ sĩ thuộc dự án “ImageLab 2018” của Hà Nội DocLab được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển và Trao đổi Văn hóa Đan Mạch – Việt Nam (CDEF).
Theo dõi cập nhật tại trang sự kiện