Hiệp hội Nội dung Âm nhạc Hàn Quốc (KMCA) nói rằng họ đã đệ đơn phản đối luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 23/6/2021. Luật này chỉ dành cho BTS
KMCA chỉ ra rằng Điều 12-3 của Nghị định thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự là phi thực tế và vào ngày ¼ họ đã gửi một văn bản khiếu nại cho Bộ Quốc Phòng.
KMCA, công ty dẫn đầu ngành công nghiệp Kpop đã thay mặt cho 26 công ty giải trí đã đăng ký với hiệp hội để phản đối. Họ tuyên bố: "KMCA cùng với 26 cơ quan thành viên yêu cầu Đạo luật nghĩa vụ quân sự phải góp phần vào sự phát triển của Kpop và nâng cao uy tín quốc gia".
Theo Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi, các nghệ sĩ văn hóa đại chúng có thể hoãn nhập ngũ đến năm 30 tuổi với điều kiện cá nhân đó phải được Bộ trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề cử trong số những người được tặng Huân chương Văn hóa.
Hiệp hội cho rằng cách duy nhất để đủ điều kiện hoãn nhập ngũ là không hợp lý: "Khi căn cứ tiêu chuẩn để nhận Huân chương Văn hóa thì chúng tôi thấy điều đó là không hợp lý. CÁc cá nhân ở độ tuổi hai mươi gần như không thể nhận được Huân chương Văn hóa vì một trong những tiêu chuẩn cho huân chương này là cá nhân đó phải đã hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật đại chúng hơn 15 năm.
Có nghĩa là các nghệ sĩ Kpop phải bắt đầu hoạt động ở độ tuổi thanh thiếu niên và phải trên 30 tuổi mới có thể nhận Huân chương. Vì thế, họ không thể đáp ứng với điều kiện để cho phép họ hoãn nhập ngũ đến năm 30 tuổi và luật sửa đổi không có giá trị sử dụng."
Trong trường hợp của BTS, nhóm nhạc đã viết nên một trang sử mới cho Kpop khi là người trẻ nhất nhận được Huân chương Văn hóa của chính phủ Hàn Quốc cũng như là nhóm nhạc Kpop đầu tiên nhận được đề cử Grammy. Tuy nhiên, các thành viên BTS mới chỉ có chín năm kinh nghiệm hoạt động và Jin, thành viên lớn tuổi nhất nhóm thì năm nay mới bước sang tuổi 29.
"Việc chính phủ đưa ra các tiêu chuẩn cao như "huân chương yêu cầu hơn 15 năm kinh nghiệm" trong sắc lệnh thực thi gần như đã làm hạn chế ý định hỗ trợ các nghệ sĩ K-Pop." - KMCA chỉ ra sự thiếu công bằng.