Mảnh ghép thứ 5 - Hát Văn Thi, Một Thời Vang Bóng

Hát Chầu Văn gắn liền với tục lên Đồng hay còn gọi thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt, có một thời bị hiểu nhầm là mê tín dị đoan, là "tàn dư văn hóa độc hại của chế độ phong kiến"...

Hát Chầu Văn gắn liền với tục lên Đồng hay còn gọi thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt, có một thời bị hiểu nhầm là mê tín dị đoan, là "tàn dư văn hóa độc hại của chế độ phong kiến". 

Theo đó hàng loạt địa điểm thực hành tín ngưỡng, tổ chức Hát Văn bị cấm hoạt động hoặc phá bỏ. Môi trường diễn xướng không còn, các hình thức sinh hoạt cổ truyền của Hát Văn cũng dần biến mất khỏi đời sống xã hội.

Mảnh ghép thứ 5 - Hát Văn Thi, Một Thời Vang Bóng

Cho đến thập niên cuối thế kỷ XX, khi tín ngưỡng Tứ phủ được phục hồi, hình thức sinh hoạt hầu bóng bắt đầu hồi sinh thì các giá trị đích thực của Hát Văn cổ truyền đã mai một khá nhiều. Phần lớn mọi người chú trọng vào phần Lên Đồng và xem nhẹ phần Hát Văn chỉ như một phần phụ trợ của buổi thực hành tín ngưỡng. 

Sự đứt gãy về thời gian và môi trường diễn xướng làm cho Hát Văn cổ truyền dần mai một theo năm tháng. Và, rất nhiều giá trị đã ra đi theo các bậc cung văn cao tuổi. Cũng thêm phần vì tính chất đặc thù của Hát Văn là loại âm nhạc phi văn bản, hệ thống các giá trị nghệ thuật được lưu truyền qua phương thức truyền miệng, truyền ngón nghề trực tiếp. Nếu không có trò theo học thì tất nhiên các giá trị trong người thầy rồi sẽ cùng ông về nơi chín suối. 

Hát Văn Thi và Hát Văn Thờ cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Lần tổ chức Hát Văn Thi của giới cung văn Việt Nam diễn ra gần nhất cách đây đã được 24 năm, vào năm 1994 tại đền Sòng Vọng phố Tôn Đức Thắng, thành phố Hà Nội.

Năm 2018, Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long tổ chức chương trình "Về Nguồn - Trải nghiệm cùng di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội". Đây là hoạt động giới thiệu, truyền dạy nhằm giúp cho đông đảo người dân yêu thích, quan tâm tâm tới các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Hà Nội. Thông qua đó, góp phần khơi dậy ý thức tự hào dân tộc, tình yêu Tổ quốc và trách nhiệm gìn giữ phát huy vốn văn hóa quý báu của cha ông để lại.

Trong khuôn khổ chương trình là số trải nghiệm "Nghệ thuật Hát Chầu Văn", bộ môn nghệ thuật gắn liền với di sản Văn hóa thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, vừa được Unessco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Chương trình gồm ba phần chính phần chính là Tọa Đàm, Truyền Dậy và Thực Hành "Hát Văn Thi - Một Thời Vang Bóng"!

Mảnh ghép thứ 5 - Hát Văn Thi Một Thời Vang Bóng

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian: 14h00 - 17h00, từ ngày 5/10 - 7/10/2018

2. Địa điểm: Đền Lưu Phái, Thôn Lưu Phái, Xã Ngũ Hiệp, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội

3. Khách mời của chương trình:

+ Lão nghệ nhân Hoàng Trọng Kha 94 tuổi đến từ Tp Hà Nội.

+ Lão nghệ nhân Nguyễn Văn Tuất 85 tuổi đến từ Tp Hà Nội.

+ Lão nghệ nhân Đinh Công Ru 84 tuổi đến từ Thái Bình.

+ Nghệ nhân Nguyễn Hà Cân -Trưởng pháp văn Phủ Tây Hồ, Tp Hà Nội.

+ Nghệ nhân Hồng Văn Chén – thủ nhang đền cây Quế, Tp Hà Nội.

+ Nghệ nhân Lê Tuấn Việt đến từ Tp Hải Dương.

+ Nghệ nhân Phạm Văn Ty – trưởng pháp văn đền Dâu 64 Hàng Quạt, Tp HN

+ Nghệ nhân Vũ Ngọc Châu & Nghệ nhân Lương Trọng Quỳnh

+ Nghệ nhân Đinh Công Mạnh & Nghệ nhân Xuân Tĩnh.

4. Cách thức tham dự:

Đăng ký tham gia miễn phí theo hướng dẫn tại: LINK

_____________

Mọi thông tin hỗ trợ truyền thông xin liện hệ hotline: 0915.803.882 (Ms Quyên)