Midnight Talks Số 44 - Giới tinh hoa Việt Nam giai đoạn 1955 - 1995

Tiếp nối sự kiện Midnight Talks Số 39 về "Giới tinh hoa Việt Nam giai đoạn Pháp thuộc" nhận được đông đảo sự quan tâm của quý vị khán giả, trong chương trình Midnight Talks Số 44 sắp tới, chúng ta sẽ cùng các khách mời thảo luận về tầng lớp tinh hoa Việt Nam ở một giai đoạn mới, từ sau năm 1954. 

Như chúng ta đã biết, Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia của thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc Mỹ. Nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau, lấy vĩ tuyến 17 là ranh giới phân chia tạm thời. Ở miền Nam, tháng 5/1956, Pháp rút quân khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mỹ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Đây cũng là lúc mà một cuộc chiến mới kéo dài suốt 20 năm bắt đầu ở nước ta.

Trải qua những biến động chính trị to lớn sau thời kỳ Pháp thuộc, từ kháng chiến chống Pháp cho đến kháng chiến chống Mỹ, từ khi nước nhà giành được độc lập thống nhất đến khi bờ cõi lại bị chia cắt, từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung đến những năm tháng đầu Đổi mới và hội nhập quốc tế, giới tinh hoa Việt Nam chắc chắn cũng đã phải đối mặt với những ngã rẽ và xáo trộn không nhỏ.

Để hiểu rõ hơn về những sự biến đổi đó, kính mời quý khán giả đón xem chương trình Midnight Talks Số 44 với chủ đề "Giới tinh hoa Việt Nam giai đoạn 1955 - 1995" vàongày 18/06 tới đây nhé!

Midnight Talks Số 44 - Giới tinh hoa Việt Nam giai đoạn 1955 - 1995

* THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian: 21h00 Thứ Bảy - Ngày 18/06/2022 

2. Hình thức: Trực tuyến trên fanpage của Midnight Talks

Link: https://www.facebook.com/Midnighttalks7

3. Chương trình có sự tham gia của:

+ Host: TS Nguyễn Thụy Phương

Bà là tiến sĩ giáo dục học, giảng viên tại Đại học Paris; nhà nghiên cứu về giải thực dân văn hóa, lịch sử giáo dục thuộc địa và hậu thuộc địa; Chuyên gia tư vấn, thẩm định và hợp tác các dự án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Pháp và Việt Nam; Sáng lập viên và phó giám đốc Mạng lưới Giáo dục (EduNet, trực thuộc AVSE Global); Giám đốc của Diễn đàn Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Symposium).

+ Diễn giả:

>> Nhà văn Đỗ Khiêm:

Ông là một nhà văn mang trong mình tình cảm đặc biệt dành cho nước Pháp với văn phong độc đáo: Viết mà như chơi, la cà, lạc đề, bất ngờ đổi hướng. Các tác phẩm của ông rất đa dạng thể loại, bao gồm cả thơ, văn xuôi, kịch bản phim, ký và tiểu luận. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: "Ký Sự Ði Tây" (1989); "Cây Gậy Làm Mưa" (1989); "Thơ Đỗ Kh" (1989); "Có Những Bực Mình Tức Không Thể Nói" (1990); "Không Khí Thời Chưa Chiến" (1993); "Gừng Đi Bỏ Phiếu" (2007); "Saigon, Samedi" ("Sài Gòn Thứ Bảy", tiểu thuyết viết tiếng Pháp, 2014);...

>> Họa sĩ Trịnh Lữ:

Ông là một gương mặt đa tài trong giới văn nghệ Việt Nam và còn được biết đến với các định danh như nhà báo, dịch giả. Trong 15 năm công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, ông từng đi tác nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới, khởi xướng nhiều chuyên mục giới thiệu văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng là dịch giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng với bạn đọc Việt Nam như: "Cuộc đời của Pi", "Rừng Na Uy", "Đại gia Gatsby",... Triển lãm cá nhân đầu tiên của ông tổ chức năm 1993 tại Upstair Gallery ở Ithaca và tờ nhật báo Ithaca Journal khi ấy bầu chọn ông là "Nghệ sĩ của năm".

Quý khán giả quan tâm, xin kính mời đặt câu hỏi cho diễn giả tại: https://forms.gle/t4QVfBvsiCfcPim28

---

Thông tin liên hệ: 

Fanpage: https://www.facebook.com/Midnighttalks7

Email: midnighttalks.t7@gmail.com