Để khép lại dòng chảy của các thời kỳ, chủ nghĩa, và đặc biệt là các trào lưu của chủ nghĩa Hiện đại và cũng là của chuỗi lịch sử mỹ thuật của Sunday Art Club, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và bàn luận về Pop Art (Nghệ thuật Đại chúng) và Cực thực (Hyperrealism hay Ảnh thực - Photorealism).
Nếu nhiếp ảnh đã từng cố gắng trông giống như để có thể đẹp như tranh và do vậy ngang hàng với nghệ thuật cao cấp truyền thống, 100 năm sau, những người Ảnh thực hay Cực thực lại tìm cách vẽ ra những bức tranh giống như những bức ảnh khổng lồ cực kì chi tiết. Các hoạ sĩ mang trở lại giá trị của tay nghề thủ công cho kết quả hình ảnh dễ dàng thuyết phục và nhận được sự tán dương từ mọi khán giả. Hơn là một sự quan tâm tới chủ nghĩa hiện thực, nó chứa đầy những biểu tượng văn hóa tiêu dùng và đại chúng như xe tải, nhà hàng thức ăn nhanh, và đồ chơi cơ khí. Về mặt thị giác, nó rất "tả thực" nhưng lại luôn lùi xa khỏi thực tế một khoảng cách rõ ràng trong sự khai thác góc nhìn và hiệu ứng nhiếp ảnh.
Trong khi đó, Pop Art giới thiệu lại một cách mới mẻ hình ảnh có thể nhận dạng được, lấy từ các phương tiện truyền thông và văn hóa đại chúng. Nó cũng tìm cách biến tác phẩm nghệ thuật thành một loại hàng hoá tiêu thụ hàng loạt, mua hết lại có mới. Mang tính thương mại không che giấu thậm chí khoa trương, trào lưu này bao gồm rất nhiều phong cách đặc trưng và rất khác nhau của nhiều nghệ sĩ đáng chú ý, Pop Art vừa là trào lưu dễ nhận biết nhất và cũng là trào lưu khép lại chủ nghĩa Hiện đại.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Pop Art và hội hoạ Cực thực (Hyperrealism) hay Ảnh thực (Photorealism) trong mối tương đồng về cách chúng gắn bó với văn hoá đại chúng hay cụ thể hơn là văn hoá tiêu dùng đương thời.
* THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian: 09h30 - 11h30 Chủ nhật - ngày 19/06/2022
2. Địa điểm: CA' Library • Tầng 3, Agohub, số 12 Hoà Mã, Hà Nội (vui lòng gửi xe tại tầng hầm của Ruby Plaza, 44 Lê Ngọc Hân, cách địa điểm tổ chức 90m)
3. Cách thức tham gia:
Vui lòng đăng ký tại link: https://forms.gle/k8JZN6T8bGL6XG8S6
4. Phí tham gia:
+ Miễn phí đối với nhóm có membership của chuỗi seminar Lịch sử Hội hoạ;
+ 100k/người đối với người tham gia không có membership
(Trả phí tham gia tại địa điểm tổ chức sự kiện, hoặc chuyển khoản theo thông tin được ghi ở câu 7 của form đăng ký);
+ 50k/người đối với sinh viên (cần cung cấp ảnh thẻ sinh viên khi tới địa điểm tổ chức).
LƯU Ý:
----------------------------------
Webinar được điều phối bởi Lê Hương Mi, giảng viên tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, quản lý giáo dục tại Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, và chủ mục Lịch sử thiết kế đồ hoạ của iDesign. Mi cũng là dịch giả và biên tập sách, tổ chức và điều phối các lớp học và thảo luận về nghệ thuật và thiết kế. Mi đã và đang làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA, Sunday Art Club, Pencil Philosophy… Mi từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị giác Frankfurt, Đức và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.
Bên cạnh đó, Mi là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác hoạt động dưới cái tên mi-mimi.
Một số sự kiện nghệ thuật mà Mi từng tham gia với tư cách nghệ sĩ: Cõi riêng ảo / Virtual Private Realm - Triển lãm nghệ thuật thị giác nhóm - Manzi Art Space (2021, Hà Nội) - Animal Theater 2019 – Á Space (2019, Hà Nội), Poetry Plus – Performance Plus 2019 – Mot+++ (2019, TP HCM), Khi Đàn Chim Trở Về / When the Birds Fly Home – Triển lãm Nhiếp ảnh và Kể chuyện, đồng sáng tác – Bảo tàng Phụ Nữ (2016, Hà Nội).
-----------------------------------
Thông tin về Sunday Art Club và cách tham gia: shorturl.at/djlA5
Mọi thắc mắc xin gửi về Facebook Page hoặc địa chỉ email: sunday.artclub@gmail.com