Nghệ thuật Mỹ vào thời kỳ fin-de-siècle - Trước khi Mỹ trở thành trung tâm của nghệ thuật Hiện đại

Sự kiện văn hóa nghệ thuật online tháng 10/2021: Nghệ thuật Mỹ vào thời kỳ fin-de-siècle - Trước khi Mỹ trở thành trung tâm của nghệ thuật Hiện đại

Thông tin từ ban tổ chức:

Thời gian: 14:00 – 17:00, Chủ nhật 17/10/2021

Địa điểm: Thảo luận online trên nền tảng Zoom

Link đăng ký

----------------------------

Sau khi Thế chiến II kết thúc, với lợi thế là một môi trường tự do và ít bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến tranh, nghệ thuật Mỹ đón nhận rất nhiều nghệ sĩ “tị nạn” xuất sắc từ lục địa mà, cùng với những người nghệ sĩ sẵn có, đã đưa nước Mỹ từng bước trở thành trung tâm của nghệ thuật Hiện đại. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nghệ thuật Mỹ trước đó không có những thành tựu của riêng mình.

Trong một thời gian rất dài, nghệ thuật Mỹ dường như đã luôn đi sau nghệ thuật châu Âu, nhưng thực tế là nó vẫn có nhiều phát triển song song và độc đáo. Với địa hình khác biệt (rất nhiều) với châu Âu, cũng như thực trạng xã hội riêng, chắc chắn là tranh phong cảnh và miêu tả hiện thực sáng tác tại Mỹ không thể giống như tranh được sáng tác tại châu Âu.

Vậy, cụ thể là hội hoạ Mỹ đã diễn biến như thế nào từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 trước khi nó chính thức trở thành trung tâm hay kẻ dẫn đầu nghệ thuật Hiện đại toàn thế giới thay cho Pháp, Ý, Đức, Anh… là gì – chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thảo luận trong webinar kỳ này. Chúng ta sẽ đi qua một loạt các trào lưu lớn nhỏ và đan xen bao gồm: Hudson River School, Luminism, Tonalism, Ấn tượng Mỹ, Ashcan School, American Regionalism, và Hiện thực Xã hội.

Với những nội dung như vậy, chúng ta cũng tiếp nối chủ đề của webinar kỳ trước về cái Trác tuyệt mà cũng sẽ xuất hiện trong các trào lưu trường phái hội hoạ Mỹ thời kỳ này theo cách riêng.

Webinar được điều phối bởi Lê Hương Mi, giảng viên tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, quản lý giáo dục tại Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, và chủ mục Lịch sử thiết kế đồ hoạ của iDesign. Mi cũng là dịch giả và biên tập sách, tổ chức và điều phối các lớp học và thảo luận về nghệ thuật và thiết kế. Mi đã và đang làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA, Sunday Art Club, Pencil Philosophy… Mi từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị giác Frankfurt, Đức và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.

Bên cạnh đó, Mi là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác hoạt động dưới cái tên mi-mimi.

Một số sự kiện nghệ thuật mà Mi từng tham gia với tư cách nghệ sĩ: Cõi riêng ảo / Virtual Private Realm – Triển lãm nghệ thuật thị giác nhóm – Manzi Art Space (2021, Hà Nội) – Animal Theater 2019 – Á Space (2019, Hà Nội), Poetry Plus – Performance Plus 2019 – Mot+++ (2019, TP HCM), Khi Đàn Chim Trở Về / When the Birds Fly Home – Triển lãm Nhiếp ảnh và Kể chuyện, đồng sáng tác – Bảo tàng Phụ Nữ (2016, Hà Nội).

Phí tham gia:

– Miễn phí đối với nhóm có membership của chuỗi seminar Lịch sử Hội hoạ;

– 50k/người đối với người tham gia không có membership (thông tin chuyển khoản được ghi ở câu 7 của form đăng ký);

– 25k/người đối với sinh viên (cần cung cấp ảnh thẻ sinh viên tại câu 6 của form đăng ký).

Lưu ý:

– Form đăng ký sẽ đóng khi nhận đủ số lượng người tham gia.

– Để đảm bảo rằng chúng ta sẽ cùng thảo luận trên một cơ sở nhất định, bạn vui lòng đọc các tài liệu do BTC chuẩn bị. Tài liệu sẽ được gửi tới các bạn sau khi BTC xác nhận được rằng bạn đã hoàn thành việc đăng ký tham gia.

– Nếu như bạn là học sinh trung học, vui lòng liên hệ với Sunday Art Club qua facebook page hoặc email để có thể tham gia miễn phí.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.