Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều lưu ý khi cúng Thần Tài để may mắn, phát đạt cả năm

Theo phong tục tập quán của người Việt, để tưởng nhớ Thần Tài, cũng như cầu mong sự may mắn, phát tài, phát lộc cứ đến mồng 10 tháng Giêng hằng năm người dân sẽ sắm sửa lễ vật, vàng bạc để cúng Thần Tài, cầu tài lộc, may mắn.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến nguồn gốc, ý nghĩa và những điều lưu ý khi cúng Thần Tài để may mắn, phát đạt cả năm..Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!!

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Theo truyền thuyết kể lại, trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài uống say quá nên rơi xuống trần gian. Khi tỉnh dậy, ngài bị mất trí nhớ và phải đi xin ăn. Kỳ lạ là hễ cứ ghé vào nhà nào là nhà đó lại buôn bán phát đạt và nhanh chóng trở nên giàu có. Nên dân gian mới có câu "Thần Tài gõ cửa".

Sau một thời gian ở dưới hạ giới, Thần Tài dần dần khôi phục lại trí nhớ và bay về trời vào ngày mồng 10 tháng Giêng. Để tưởng nhớ Thần Tài, người dân hạ giới đã lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài và sắm sửa lễ vật, vàng bạc để cúng Thần Tài, cầu tài lộc, may mắn.

Đây là một ngày cực kì quan trọng đối với người kinh doanh, buôn bán. Nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với vị Thần Tài, để ngài phù hộ cho những ước mong cho một năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài, may mắn luôn gõ cửa, sung túc cả năm trở thành hiện thực.

2. Ngày vía Thần Tài năm 2021 là ngày nào và Nên mua gì trong Ngày vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài rơi vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Năm nay, ngày vía Thần Tài 2021 nhằm ngày Chủ nhật, tức ngày 21 tháng 2 năm 2021 dương lịch. 

Nên mua gì vào ngày Vía Thân Tài

Vào ngày vía Thần Tài, những nhà kinh doanh thường sẽ chọn một số loại trang sức vàng hoặc vật phẩm phong thủy để đổi vía, lấy hên đầu năm, nhân đôi may mắn và rước tài lộc vào nhà. Trong đó, vàng miếng và nhẫn vàng là những sản phẩm vía Thần Tài chuộng nhất từ trước đến nay.

Cầu may mắn, tài lộc, trong ngày vía Thần Tài, ngoài những nhà buôn hay người làm nghề kinh doanh, nhiều người dân cũng sẽ mua vàng miếng cất vào trong ví. Hoặc mua trang sức vàng đeo lên người. Bởi vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc và phú quý, gói gọn những nguyện ước của nhà nhà người người trong năm mới, xuân sang.

Mâm lễ cúng Thần Tài gồm những gì?

Đối với những nhà kinh doanh, buôn bán, trong nhà đều có một bàn thờ Thần Tài rất trang nghiêm, đặt ở dưới đất sát mép tường và gần cửa ra vào. Vị trí này theo dân gian quan niệm là dễ nghênh tiếp tài lộc và công việc làm ăn luôn "thuận buồm xuôi gió". Cúng Thần Tài vào ngày mồng 10 tháng Giêng với các lễ vật sau:

Ngoài ra, tuỳ vào điều kiện tài chính và yếu tố văn hoá vùng miền, gia chủ có thể chuẩn bị thêm một số món ăn như cá lóc nước, bánh hỏi thịt heo quay và đặt ở bàn thờ cúng Thần Tài.

Những lưu ý khi cúng Thần Tài

Không để hoa quả thờ héo úa, hư hỏng trên bàn thờ Thần Tài vì sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ. Không nên để những con vật như chó mèo quấy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Đồ cúng Thần Tài gồm muối và gạo phải giữ lại trong nhà cho có lộc. Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại một nửa để ăn, còn một nửa đem đi phát lộc, rượu và nước khi đã cúng xong thì phải đem tưới xung quanh nhà.

Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may mắn. Vàng mã thì đem đi đốt bên ngoài cổng nhằm cầu xin Thần Tài phù hộ sự sung túc, bình an cho gia đình.

Ngày cúng Thần Tài rất quan trọng đối với giới kinh doanh, buôn bán nói riêng và đại đa số người dân nói chung. Trong ngày này, ai cũng khẩn trương mua sắm lễ vật cúng Thần Tài và không quên cầu mong, khấn vái những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới.

( Nguồn ảnh: Afamily)