Những kiêng kị cần tránh và những điều cần phải làm khi cúng ông Công ông Táo

Nguồn gốc và sự tích của Lễ cúng ông Công ông Táo được lưu truyền dưới nhiều dạng câu chuyện khác nhau. Theo người xưa truyền lại, Táo Quân là vua bếp gồm có Táo bà và hai Táo ông, họ cũng chính là vị thần quyết định phúc đức của gia đình.

Dưới đây làNhững kiêng kị cần tránh và những điều cần phải làm khi cúng ông Công ông Táo, bạn cần lưu ý!!!

Năm 2021, ngày 23 tháng Chạp âm lịch rơi vào ngày thứ Năm (04/02/2021).

I. Những điều cần nhớ

1. Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

- Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

- Tiền vàng.

- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

 

2. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt mỗi miền còn có mâm cúng ông Táo riêng.

Ngoài ra, mâm cỗ cúng ông Táo cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.

3. Thời gian cúng ông Công, ông Táo

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

II. Những điều  kiêng kị cần tránh

1. Không được cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

Có một điều cần phải nhớ trong ngày này đó là không cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 bởi sau 12 giờ trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12 giờ vì vậy tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

2. Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp

Nhiều gia đình nghĩ rằng, ông Táo là vị thần bếp nên sẽ đặt mâm cỗ cúng và đồ lễ cúng ở bếp là đúng nhất. Tuy vậy các chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc.

3. Không cầu xin tài lộc, sung túc

Có rất nhiều người theo thói quen thường cầu xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc. Tuy vậy, Táo Quân lên thiên đình là để trình báo việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được.

Thả cá chép từ trên cao xuống là điều tối kị. Ảnh minh họa.

4. Không nên thả cá chép từ trên cao xuống

Cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh chính vì vậy các gia đình thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh.

Đưa ông Táo về trời là phong tục tâm linh vô cùng quan trọng của người Việt vào những ngày cuối năm. Đó được xem như là ngày đánh dấu chuẩn bị bước sang một năm mới. Vì vậy mà những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo cần được các gia đình quan tâm đến rất kỹ để giúp khởi đầu một năm mới suôn sẻ hơn.

( Theo Tri Thứ Trẻ)