Chùa Cô Miên nằm sâu hút trong hẻm núi, bao bọc bởi một rừng cây Độc Thảo hoang dại. Quanh năm rừng cây khoác trên mình chiếc áo choàng tái xám, thi thoảng mới thấy những tán lá ánh lên sắc xanh dài dại. Đấy là những ngày hoa Độc Thảo nở. Phút chốc hừng hực. Vàng quánh. Ba bốn ngày tự dưng biến mất như bị lẫn vào màn sương lúc nào cũng dày đặc khi đêm xuống. Người ta bảo mùi hương của loài hoa này độc. Lạc vào rừng hoa thì không tìm thấy đường về nữa, giống như hồn phách bị ma lực của nó hút hết.
Hình minh họa cây Độc Thảo
Trụ trì là một nhà sư gần trăm tuổi. Dân dưới chân núi gọi ông là Thần y và đồn đại rằng ông chế được thứ linh dược cải tử hoàn sinh. Đồn thế chứ chẳng mấy ai dám vượt rừng Độc Thảo để lên chùa xin thuốc. Họa hoằn mới có kẻ mắc bệnh nan y, ngấp nghé các miệng vực hun hút của âm ty liều mạng. Đằng nào cũng thế, lên đó biết đâu lại thoát được mệnh trời. Và kẻ ốm yếu tưởng Diêm Vương gọi đi, sau một thời gian ở trên chùa chữa bệnh đột nhiên trở về khỏe mạnh như một cái cây mục nát xanh tươi lại. Dẫu vậy dân làng vẫn sợ, thậm chí mơ hồ một nỗi ám ảnh nào đó về vị sư già và rừng cây thánh địa.
Một ngày, chùa Cô Miên xuất hiện người khách lạ, vai đeo chiếc túi vá lỗ chỗ. Cái chân vẹo vọ, bên cao, bên thấp. Sư thầy tiếp tại phòng khách – một căn phòng nhỏ thanh bạch, chỉ có bộ bàn ghế mộc cũ với những đường vân kì quái, ánh lên sắc lam nhạt. Màu gỗ của cây Độc Thảo. Một chiếc bàn và bốn cái ghế trơ trọi giữa phòng, phảng phất trầm hương và mùi thơm của gỗ như mê hoặc. Chàng trai – tên Nhất Chính – đến xin học nghề thuốc. Chàng không cha mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà cửa, nghèo và cô độc. Khuôn mặt hằn lên sự nhẫn nhục chịu đựng. Sư thầy nhìn anh bằng đôi mắt như tỉnh, như mông lung, thoáng hoặc chòm râu bạc khẽ rung động, dường như có một làn gió nhẹ vừa lướt qua. Sau cùng, cụ khoát tay ra dấu đồng ý trong khi thần thái vẫn đang phiêu diêu ở chốn nào…
Trên núi lúc này chỉ có ba người: sư trụ trì, chú tiểu và chàng trai. Ngôi chùa vắng bóng khách qua lại, thêm một người cũng chẳng làm thay đổi vẻ u tịch và yên ả. Chí có thể biết buổi sớm bắt đầu khi có tiếng gà rừng gáy xa xôi đâu đó.
Mỗi sáng, chú tiểu dậy đặt ấm nước và đi dọn dẹp, quét tước các phòng. Áng chừng công việc tươm tất cũng là lúc đến giờ đọc kinh. Trước giờ sư thầy vào phòng đạo, chú tiểu đánh ba hồi chuông. Kể đến chiếc chuông này cũng có nhiều chuyện kì lạ. Nghe đâu nó được làm từ hồi nhà Trần, khi đạo Phật thịnh vượng lắm. Bôn ba lưu lạc hết xứ người, qua tay không biết bao kẻ cướp đường, thổ phỉ, vô đạo rồi bình an trở về đây. Dãi dầu mưa nắng của thế thời thay ngôi đổi chúa, đôi chỗ rạn nứt nhưng thanh âm vẫn trong và vang. Chuông chùa ngân nga, cả rừng Độc Thảo lay động, vi vút một bản hòa tấu lan tỏa xuống tận chân núi.
Nhất Chính giúp sư cụ sửa sang khăn áo, đồ lễ, kinh kệ rồi nghe thầy đọc và giảng thuyết pháp. Trong cái trầm đục của nhang, của ánh nến li ti, giọng sư thầy trầm bổng. “Tâm sanh vạn pháp sanh”. Đọc đến chỗ này, cụ dừng đôi chút, mắt nhắm nghiền, toàn thân như tượng. Một cơn gió nhẹ luồn qua, khẽ lật những trang sách loạt xoạt. Nhất Chính ngồi khoanh tròn gối bên cạnh, vừa nghe, vừa lẩm nhẩm đọc theo.
***
Chú tiểu kém Chính chục tuổi nhưng khuôn mặt thì còn trẻ, lấm tấm lớp lông tơ mềm trên má. Sư thầy quen nếp cũ gọi là chú tiểu. Cậu xinh và thẹn thùng như con gái. Cậu ở với sư thầy từ lúc lọt lòng, sinh đâu không rõ, chỉ biết lớn khôn trên ngôi chùa này, dăm bữa nửa tháng mới xuống núi đổi thuốc lấy thực phẩm và đồ dùng. Vẻ ngoài của Chính ngược lại. Cái bạc bẽo của cuộc đời dù có được thời gian làm lành bớt những khổ nhục thì nụ cười vẫn u ám một nỗi đau đớn nào đấy. Sống trên núi được một thời gian, cõi lòng chàng trai dường như hồn nhiên lấp lánh trở lại. Thiên nhiên dẫu có khắc nghiệt đến đâu cũng không thể nào tàn bạo bằng sự độc ác thẳm sâu và lòng dạ đen tối của loài người bon chen dưới kia.
Hai chàng trai quấn quýt yêu thương như anh em ruột thịt. Chú tiểu dạy Chính làm quen dần với nếp sinh hoạt. Chính phụ giúp sư em mọi công việc và đôi khi ngồi kể cho tiểu nghe những gì mình đã qua, đã thấy, đã trông, đã nghe nơi chợ đời… Chua xót lắm! Bạc bẽo lắm! Kể xong, Chính lại ngấn nước mắt. Nước mắt của một gã công tử trẻ tuổi thấm thía bao nỗi thất vọng, hoài nghi về phù sinh chỉ đủ làm con ngươi vằn lên những tia huyết đỏ. Đoạn chàng rút cây sáo trúc ra thổi. Chàng thổi sáo tuyệt hay. Những âm thanh miên man như một màn sương mỏng mảnh, mơ hồ như có như không trong rừng Độc Thảo. Khi ai oán, sầu não, khi cơ hồ như mộng du trong gió. Khi đằm, khi nhẹ bẫng… Hàng ngàn lá cây vi vu theo, xốn xang…
Chú tiểu hay bắt Chính kể lại câu chuyện về chàng Trương Chi. Kể đi, kể lại rồi ngây người hỏi vẩn vơ:
Nhất Chính thở dài, không trả lời. Sư em bâng quơ như nói cho mình nghe:
Hai chàng trai cùng lặng im, mỗi người theo đuổi một dòng suy nghĩ.
*****
Mỗi ngày sư thầy dành ba canh giờ để đọc kinh và giảng đạo. Thời gian còn lại cụ dạy hai anh em học cách bốc thuốc, sao thuốc chữa bệnh. Có khi nguyên liệu trồng trong vườn chùa, có khi là cây lá, hoa cỏ tự nhiên của rừng. Bởi vậy, hai anh em đôi lúc vẫn phải men theo các hõm núi đá chông chênh, heo hút để hái cây thuốc về cho đủ vị. Nhất Chính đã sống trên này chừng non nửa năm. Chàng học được rất nhiều thứ. Không chỉ đơn giản là những bài thuốc gia truyền của vị sư già mà quan trọng hơn ở chốn độc đạo này, chàng học được cái lẽ yêu đời rất mực của sư thầy, cái Đạo trong những bài kinh. Và mỗi câu nói của sư thầy là một cách nhìn nhận về cuộc đời trong cái triết lí thẳm sâu của nó. Sắc giới và vô sắc giới. Quá khứ và vị lai… Chàng thanh thản học cách tha thứ cho lỗi lầm và sự sa đọa của con người mà chàng từng căm thù, phẫn uất.
Có bận, sư em hỏi chàng:
Chàng lắc đầu. Sư em đăm chiêu:
Nhất Chính nghe từng lời dặn dò như muốn đóng vào tâm trí. Dù sao vẫn cần cẩn thận. Thiên nhiên ban tặng cho con người quá nhiều và cũng có cách để trừng phạt sự tham lam vô độ của con người.
*****
Hôm đó là ngày đầu tháng Chạp. Cái rét buốt lạnh lùa trên những lùm cây xám ngoét đầy tức tối, giận giữ, dập vào khung cửa gỗ những âm thanh ghê rợn. Trong chùa, ánh nến mờ ảo và leo lét ngọn đèn dầu cháy tỏa ra một hơi ấm kì lạ, bình thản nhưng không biết đến ngoài kia bầu trời vần vũ. Sư thầy vẫn ngồi thiền. Không một tiếng động. Khuôn mặt đẹp như tượng Đức Phật. Chừng một canh giờ trôi qua, cụ vén áo cà sa đứng dậy, khẽ đưa giọng:
Sư em chạy vào am trong, tay xách ra một khay trà nóng, đặt lên chiếc bàn có những đường vân cổ quái của gỗ cây Độc Thảo. Nhang trầm lan khắp phòng màu xanh lam nhạt. Khói trà bay nghi ngút.
Nhất Chính thầm nghĩ không biết điềm lành hay điềm dữ nhưng chẳng dám nói ra. Chàng khẽ mời sư thầy chén trà:
Vị sư già vẫn yên lặng. Duy có đôi mắt hơi mở rộng hơn một chút…
Ngoài kia. Mưa sụt sùi.
Cổng chùa có tiếng đập cửa. Sư em chưa kịp ra mở thì một người đã lao vào trong nhà và ngã sấp dưới thềm đất. Toàn thân cô gái ướt lạnh như từ hồ nước lên, trắng xanh như một cây sáp. Nhất Chính vội vàng đỡ cô gái và chú tiểu lấy chiếc chăn dạ quấn quanh tấm thân run rẩy. Cô gái chỉ còn kịp thảng thốt: “Sư thầy, xin cứu đứa trẻ!” rồi ngất đi. Ngoài trời bắt đầu mưa nặng hạt…
Theo sắp xếp của sư cụ, cô gái được đặt vào một căn phòng ấm áp, vốn dành cho khách thập phương hoặc cơ nhỡ đoạn đường nghỉ tạm. Chẳng mấy ngày nữa là cô chuyển dạ nhưng xem chừng yếu quá. Sư cụ bắt mạch biết rằng cô mắc một chứng bệnh nan y, mạng sống khó chu toàn huống chi là sinh đứa trẻ này. Cứu một người phúc đẳng hà sa mà lực bất tòng tâm, đâu phải lúc nào cũng làm được. Sư cụ không nói nhưng cả Nhất Chính và chú tiểu đều hiểu tâm trạng nặng trĩu của vị sư già.
*****
Sớm hôm sau, chú tiểu theo lệ cũ dậy sớm. Thật lạ, sư thầy đã dậy từ bao giờ, đang trầm mặc ngồi thiền. Đôi bàn tay hé mở đặt lên gối.
Sư em ra mở cửa chùa… Một màu vàng mê hoặc bao phủ khắp bốn bề trong màn sương hơi mờ nhạt. Hoa Độc Thảo nở. Vàng. Hương thơm. Độc. Sư em rùng mình, đóng vội cửa.
Năm nào cứ đến ngày hoa nở, sư em lại có cảm giác thảng thốt, bất ổn, âu lo. Tính cậu nhút nhát và hay suy nghĩ. Tuổi trẻ vốn thường đặt câu hỏi về cuộc sống nhưng rồi lại e ngại, dễ xao động trước biển rộng bao la của nó. Nhất Chính đưa mắt nhìn qua khung cửa cái màu vàng rực rỡ của những bông hoa trong màn sương tan dần. Dường như màu vàng tử huyệt cũng làm cho không gian ở phía xa xa sáng lên một cách dị thường. Vàng độc địa. Vàng như màu lông của con sư tử chúa.
Đã qua hai ngày trong tình trạng lo lắng. Ngôi chùa cố thu mình sâu hơn vào hẻm núi để tránh cái mùi hương độc địa thoảng tới. Ba người xọm đi vì những trằn trọc không yên. Hoa Độc Thảo vẫn vàng ngợp mắt đầy kiêu hãnh. Sang đến ngày thứ ba, Nhất Chính thấy sư thầy gọi riêng chú tiểu vào phòng nói chuyện. Sớm tinh mơ hôm sau, Chính không còn thấy bóng dáng sư em trong chùa. Sư thầy đã quyết định sai sư em đi hái quả hoa Độc Thảo về chữa bệnh cho cô gái. Cả ngày hôm đó, sư thầy không ăn, không uống, chỉ ngồi thiền dưới chân tượng Thích Ca Mâu Ni.
Màn đêm buông xuống rất nhanh. Chẳng mấy chốc sương đã giăng kín khoảng không. Ở ngoài, chắc cách độ một bước chân đã không thấy gì xung quanh nữa. Sư em không về. Sư em bị hoa Lãng Quên hút hồn mất rồi…
Cô gái vẫn vật vã với cơn đau nặng tựa hòn núi đè lên cái xác mỏng manh sắp sức cùng lực kiệt. Sư cụ nom già đi chục tuổi. Cụ gọi Chính đến và lại dặn dò…
Sư thầy ngồi thiện đợi, đôi mắt nhắm nghiền. Đêm nay là đêm cuối quả Độc Huyền còn. Ngày mai nó sẽ tan vào trong màn sương dày đặc, tan vào trong cõi hư vô. Trong chùa, ánh sáng vẫn ấm áp. Mùi hương trầm nồng đượm hơn mọi khi. Khoảng giữa nửa đêm, có tiếng bước chân vội vã, nặng trịch. Nhất Chính xuất hiện trước cửa thất thần, hoảng hốt như người từ cõi âm trở về. Chàng kịp đặt vào lòng bàn tay sư cụ một nắm hạt bé xíu, lóng lánh đen tuyền rồi ngã vật trên nền đất mê man.
*****
Trời sáng. Không còn sương phủ. Không còn cái màu vàng rợn rợn của hoa Độc Thảo. Bốn bề trong lành ngát hương xuân đang len lỏi trong gió, trong từng ngóc ngách của ngôi chùa. Sư cụ bồng đứa trẻ trong tay. Một sinh linh mới đã được hòa nhập với cuộc sống vô biên thế vào chỗ mẹ nó – một chúng sinh nhỏ bé vất vưởng, vừa vội vã ra đi.
Núi cao thăm thẳm. Đâu đó như có tiếng chuông chùa ngân vang…