Phương pháp học cảm âm cao độ hiệu quả nhất dành cho người học piano

Học cảm âm cao độ, hay còn được gọi là học cách nhận biết note nhạc thông qua giai điệu mà bạn vừa nghe được!

Có 2 dạng người học cảm âm.

+ Dạng thứ 1 là những người đã piano học lâu, thực hành nhiều, có kinh nghiệm, dễ dàng phản xạ nhận biết với những âm thanh nghe được, bạn không cần đến 1 bài viết hướng dẫn cảm âm cao độ như thế này, bạn sẽ cần học nghe các yếu tố khác hơn là nghe cao độ.

+ Dạng thứ 2 là những người vừa mới học piano được vài tháng, nhưng cũng muốn học cảm âm như người ta, bạn áp dụng 1 phương pháp mà ai cũng biết đó là không có phương pháp nào cả: cứ gõ vào từng phím đàn một, rồi dò xem nó có giống âm thanh vừa nghe được không. 

Phương pháp học cảm âm cao độ hiệu quả nhất dành cho người học piano

Cách này khá hên xui, nhưng mà xui nhiều hơn hên. Sau 1 số lần thực hiện, bạn sẽ nản dần rồi từ bỏ. Bài viết này giới thiệu 1 phương pháp rõ ràng, tường minh hơn, và cho bạn thêm niềm tin khi học cảm âm đặc biệt là những bạn mới học.

Giả sử n là note nhạc bạn cần tìm kiếm, cần nghe nhưng hiện tại bạn chưa thể nhận biết trực tiếp được. Hãy theo những chỉ dẫn đúng trình tự sau.

** Key Note: Bạn cần phải nhận biết được 1 note nhạc để làm gốc (Xo), mục đích dùng để so sánh với n. Xo là 1 note nhạc mà bạn quen thuộc nhất, có ấn tượng nhất, mỗi khi nghe là bạn có thể nhận biết được như 1 phản xạ tự nhiên. Thông thường phần lớn người học piano rất quen thuộc với note Đồ.

1. Không bao giờ đặt câu hỏi: n là note gì? (what)

Nếu đặt câu hỏi này, bạn đi trở ngược về lối mòn của mình và bao người khác: gõ từng phím 1 để dò theo âm thanh vừa nghe được.

2. Nên đặt câu hỏi: n có phải là note Xo hay không? (yes/no)

Nếu câu trả lời là có, bạn đã tìm được note n = Xo.

3. Nếu câu trả lời là không, đặt câu hỏi: note này cao hơn hay thấp hơn note Xo. Bằng cách này, bạn đã giới hạn được phạm vi tìm kiếm ngắn hơn nữa. Giả sử câu trả lời là: n > Xo:

4. Quay lại bước 1, học nghe thêm 1 note gốc khác: note X1, với X1 > Xo (ví dụ vậy).

Xo.................X1

5. Sang bước 2, với câu hỏi: Đây có phải là note X1 hay không? (yes/no) Nếu n = X1, kết thúc tìm kiếm, nếu không:

6. Tiếp diễn của bước 3, với câu hỏi: note này cao hơn hay thấp hơn note X1?

Xo.................X1....................

Các tình huống có thể xảy ra: Xo < n < X1 hoặc X1 < n

Tiếp tục lặp lại quá trình trên, cho đến khi phạm vi tìm kiếm Xo-X1 nằm kế cận nhau. Lúc đó câu hỏi/trả lời của bạn là: n=Xo hay n=X1. Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ dễ dàng, và tường minh hơn so với câu trả lời ở bước 1: n là note gì?

Với phương pháp này:

+ Bạn cần nghe được ít nhất 1 note Xo để trả lời câu hỏi:

Chính là Xo?

Cao hơn Xo?

Thấp hơn Xo?

+ Nếu bạn càng nhận biết được nhiều note gốc Xo,X1,.. khả năng thu hẹp phạm vi tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn để tìm kiếm kết quả.

+ Khởi điểm tìm kiếm, nếu các note gốc của bạn cách xa nhau, phương pháp này sẽ có hiệu quả để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, nếu các note gốc của bạn quá gần nhau, phương pháp này ko có hiệu quả cao, vì ko có tác dụng thu hẹp phạm vi tìm kiếm.

Phương pháp học cảm âm cao độ hiệu quả nhất dành cho người học piano

** Chìa khóa của phương pháp cảm âm này là: Có note key để làm ranh giới tìm kiếm và tư duy thu hẹp phạm vi. Nếu thời gian học piano, thực hành lâu, bạn sẽ quen thuộc dần với những âm thanh tạo ra từ các phím đàn, mà người ta hay gọi là "tập nhiều rồi quen".

Nếu bạn mới học, bạn cũng nên dùng phương pháp này để tập nghe dần, vì sản phẩm của âm nhạc là những âm thanh có ý nghĩa, âm nhạc như 1 thứ ngôn ngữ, mà bạn biết rồi đó, khi học ngoại ngữ, nghe là học phần quan trọng nhất trong 4 học phần (nghe - nói - đọc - viết). Khi bạn không thể nghe được, bạn không giao tiếp được với âm nhạc, chỉ có học văn phạm (nhạc lý) thôi.