Ra Tết thì đi đâu chơi - Top 6 lễ hội truyền thống quy mô lớn tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

Bạn đã lên kế hoạch du xuân sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tham khảo top 6 lễ hội truyền thống dưới đây của tỉnh Thái Bình nhé.

Trên địa bàn huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) hiện nay có khoảng trên 139 lễ hội lớn nhỏ, chủ yếu là những lễ hội dân gian truyền thống. Trong đó phải kể đến top 6 lễ hội có quy mô lớn dưới đây:

1. Lễ hội chùa Thiên Quý, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

+ Thời gian tổ chức: Ngày mùng 10-13 tháng 01 Âm lịch hàng năm.

+ Phần lễ: Rước Sắc ngũ thôn theo nghi thức truyền thống; các đoàn tế lễ.

+ Phần hội các trò chơi dân gian kéo co, chọi gà, cờ tướng, múa rồng, múa lân, thi chim cảnh, biểu diễn văn hóa văn nghệ.

Ra Tết thì đi đâu chơi - Top 6 lễ hội truyền thống quy mô lớn tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

2. Lễ hội làng Thượng Liệt (xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) 

+ Thời gian tổ chức: Ngày mùng 10-12 tháng 01 Âm lịch hàng năm.

Lễ hội làng Thượng Liệt hay còn gọi là lễ hội làng Giắng có cách đây hơn 600 năm. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của công chúa Trần Thị Quý Minh, con vua Trần Duệ Tông - người được nhân dân suy tôn là Thánh Mẫu, Thành Hoàng, Thượng Đẳng Thần. Bà là người có công triệu tập cư dân, khai phá vùng đất hoang hóa, phát triển nông nghiệp, lập ấp, dựng chùa, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân trong làng.

+ Phần lễ: Ngày 10 lễ rước Phật tại chùa Thiên Đức Tự về đình, ngày 11 và 12 tổ chức rước ông thầy, bà thợ và múa giáo cờ, giáo quạt.

+ Phần hội: Các chương trình văn nghệ ca ngợi quê hương, đất nước và các trò vui chơi, giải trí dân gian như chọi gà, cờ tướng, kéo co, vật...

3. Lễ Hội Am vô linh từ (Chùa Vô), xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

+ Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 14-16 tháng 03 Âm lịch hàng năm.

+ Phần lễ: Lễ rước thành hoàng làng, lễ dâng hương, tế hầu phật thánh, tụng kinh dược sư cầu tăng duyên thọ cho bách gia trăm họ, tế tam tòa thánh mẫu ngũ vị vương quan, tế thập nhị tiên cô, tụng kinh Phổ Môn Ngũ Bách Danh cầu Quốc thái dân an, lễ tạ cầu siêu bách gia trăm họ.

+ Phần hội: Hát chèo du thuyền, đi cầu kiều, thi gói bánh chưng, thi rã gạo nấu cơm niêu, tổ tôm, cờ tướng, chọi gà, bịt mắt bắt vịt, văn hóa văn nghệ.

4. Hội lềnh tại đình làng Lịch Động xã Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

+ Thời gian tổ chức: Ngày 24-25 tháng 02 Âm lịch hàng năm.

+ Phần lễ: Tế, dâng hương, Rước thành hoàng làng từ đình lịch Động qua miễu quan quán xanh về chùa, sau đó cung nghinh ngài về đình.

+ Phần hội: Thi giã bánh dầy sau đó dâng bánh tế thành Hoàng, biểu diễn văn hóa văn nghệ.

5. Lễ hội truyền thống đền, đình Cổ Dũng xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình 

+ Thời gian tổ chức: Ngày 10-12 tháng 03 Âm lịch hàng năm.

+ Phần lễ: Rước kiệu truyền thống từ đền về đình.

+ Tế nam quan, nữ quan.

+ Phần hội: Chọi gà, thi đấu cờ tướng, thi kéo co, đi cầu kiều, bắt vịt, múa tứ linh, giao lưu văn nghệ.

6. Lễ hội Đền Rèm xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

+ Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 01-03 tháng 02 Âm lịch hàng năm.

Để tưởng nhớ công ơn của Cẩm Hoa, nữ tướng của hai Bà Trưng, nhân cách của bà là yêu nước, thương dân, chung sức, đồng lòng cùng với hai Bà Trưng phất cờ nổi dậy, đánh quân Đông Hán xâm lược bảo vệ Tổ quốc và theo thông lệ hàng năm nhân dân thôn An Liêm đã mở lễ hội từ ngày 01-03/2 và chính hội là ngày 02 là ngày sinh của bà.

+ Phần hội: Rước kiệu từ đình ra đền và tế nữ quan.

+ Phần lễ các trò chơi dân gian: Đu quay, chọi gà, cờ người và văn nghệ.

-----

Nguồn tin: donghung.thaibinh.gov.vn

Nguồn ảnh: thaibinh.gov.vn