Rằm tháng giêng hay còn được gọi là tết nguyên tiêu, đây là ngày rằm lớn nhất trong năm. Người xưa đã có câu: Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng. Câu nói này đã thể hiện sự quan trọng của ngày rằm đầu năm này. Vậy nên dù có bận rộn đến mấy, chúng ta đều phải sửa soạn lễ vật để dâng lên thần linh và gia tiên để bày tỏ lòng thành.
Vào ngày này người dân Việt Nam thường đi lễ chùa, để cầu mong cho một năm mới bình an, khỏe mạnh và may mắn.
Tùy thuộc vào mỗi vùng miền và phong tục của nơi ấy, mà bạn sẽ chuẩn bị lễ vật sao cho phù hợp nhất. Nếu gia đình bạn theo Phật giáo thì nên làm mâm cỗ cúng bằng các món chay để dâng lên ban thờ phật và ban thờ gia tiên.
Mâm cỗ mặn thì tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà có các món ăn khác nhau, nhưng mâm cỗ mặn thường có: gà luộc, bánh chưng, giò, xôi, canh miến,... chuẩn bị sao cho đầy đủ nhất với điều kiện của gia đình mình.
- Mâm cơm cúng ngày rằm tháng giêng nên có đầy đủ các vị như: mặn của nước chấm, cay của ớt, chua của dưa hành muối, vị mặn của bánh và có đầy đủ nếp và tẻ. Tất cả chúng tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, đem đến điều may mắn, ấm áp, sung túc và có ý nghĩa xua đi những điều đen đủi trong năm mới.
Các món ăn trên mâm cúng không yêu cầu quá khắt khe, hay đòi hỏi theo bất kỳ khuôn mẫu hay quy tắc nào. Nhưng bắt buộc gia chủ phải có tấm lòng thành, như vậy những điều mong cầu mới có thể thành hiện thực được.
Ngày 15/1 âm lịch là ngày mà người dân Việt Nam thường thực hiện nghi lễ cúng. Sở dĩ theo quan niệm xưa, thì ngày này là ngày trăng sáng nhất của năm, Đức Phật sẽ giáng lâm, gia ân độ trì cho chúng sinh. Nếu thành tâm cầu khấn, thì sở nguyện ắt thành, cả năm hạnh phúc, may mắn.
Năm 2022, bạn nên cúng rằm tháng giêng vào buổi sáng sớm hoặc giờ chính Ngọ là tốt nhất. Bên cạnh đó nếu bạn bận rộn không có nhiều thời gian, thì có thể cúng rằm vào ngày 14 âm lịch. Lưu ý không cúng sau 19h ngày 15/1 âm lịch.
- 14/1 âm lịch: Thìn (7 - 9 giờ), Tị (9 - 11 giờ), Thân (15 - 17 giờ), Dậu (17 - 19 giờ).
- 15/1 âm lịch: Thìn (7 - 9 giờ), Ngọ (11 - 13 giờ), Mùi (13 - 15 giờ).
Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)
(Cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)
Nguyện mây hương lành này,
Biến khắp mười phương giới,
Trong có vô biên Phật,
Vô lượng hương trang nghiêm,
Viên mãn đạo Bồ Tát,
Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)
Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy)
(Thành kính chắp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)
Phật thân rực rỡ tựa kim san
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
Phật đức bao la như đại dương
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
Phật tại Chân Như pháp giới tàng
Không sắc không hình chẳng bụi mang
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
Bỗng thấy tai nạn tận hóa tan.
Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy)
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)
Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)
(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:
Xưa kia gây nên bao ác nghiệp
Đều vì ba độc: tham, sân, si
Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra
Hết thảy con nay xin sám hối.
Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng
Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư
Niệm niệm âm vang tận pháp giới
Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)
Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy).
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022
Tín chủ (chúng) con là:…………………. Ngụ tại:………………………………
Chúng con thành tâm có lời kính mời: Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân; Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân; Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân; Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân; Văn Xương Văn Khúc tinh quân; Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn; La Hầu, Kế Đô tinh quân giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời xán lạn. Chiếu thắp cõi trần. Xin các tinh quân. Lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạc. Lòng thành có dư. Mệnh vị an cư. Thân cung khang thái.
Phục duy cẩn cáo!
– Mâm cúng Phật và cúng Gia tiên phải để riêng biệt. Bạn không nên để chung đồ mặn, chay, trái cây trên bàn thờ. Bạn có thể để trái cây ở bàn trên, còn đồ cúng mặn thì đặt ở một bàn riêng ở dưới bàn thờ.
– Khi thắp nhang, các gia đình cần thắp số lẻ bởi số lẻ là để tượng trưng cho phần âm, có thể thắp khoảng 1 hoặc 3 nén.
– Khi thực hiện lễ cúng, bạn nên mở cửa sổ để không khí được thông thoáng.
– Gia chủ nên ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang khi thực hiện lễ cúng.
– Khi đọc bài khấn, bạn phải đọc to, rõ ràng và phải thành tâm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cúng rằm tháng giêng sao cho may mắn cả năm. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp, đem đến hữu ích cho các bạn.