Sách hay 2021: Top 10 cuốn sách hay nên đọc

1. Lặng Nhìn Cuộc Sống

“Lặng nhìn cuộc sống” đưa chúng ta qua nhiều trải nghiệm và suy ngẫm về cuộc đời. Có thể ngày hôm nay ta chưa cảm nhận được, nhưng đến một lúc nào đó nhìn lại, ta mới gật gù nhận ra có vài điều trong cuốn sách rất đúng.

Cuộc sống mà, sẽ có lúc này, lúc kia. Có những lúc cuộc sống chỉ toàn màu hồng, nhưng cũng có những ngày thấy tương lai sao xám xịt. Tức giận, bực bội, la hét không chỉ làm tổn thương chính mình, mà đôi khi còn vô tình làm tổn thương những người thân yêu bên cạnh ta. Có câu chuyện về việc con người ta rồi cũng hóa thành tro bụi, đọc đến khúc đó bỗng giật mình và ngẩn ngơ một chút.

Ừ thì, cuộc sống đâu lường trước điều gì? Bạn đâu biết trước được ngay mai sẽ ra sao. Thế thì những tranh giành, những uất ức, những chịu đựng kia có thực sự quan trọng đến thế? Tại sao chúng ta cứ mãi chạy đua về đích đến chưa chắc bản thân đã mong muốn, đánh đổi hết những cảnh đẹp trên con đường đi, mà không thong thả bước đi, vừa nỗ lực vừa lặng nhìn cuộc sống?

2. Thiết kế một cuộc đời đáng sống 

 (“Designing Your Life: How to Build a Well-Lived, Joyful Life”)

Tác giả: Bill Burnett và Dave Evans

Bill Burnett và Dave Evans là hai nhà thiết kế đến từ đại học Stanford. Trong cuốn sách của mình, Bill và Dave đã thảo luận về cách sử dụng lối tư duy về công nghệ, sản phẩm và không gian trong thiết kế để áp dụng vào việc xây dựng sự nghiệp và cuộc sống của mỗi cá nhân.

Wendy Braitman, một chuyên gia định hướng nghề nghiệp cho biết, cô đã sử dụng rất nhiều bài tập trong cuốn sách với các khách hàng của mình, khi họ tìm kiếm một công việc mới hoặc đứng trước cơ hội thay đổi nghề nghiệp lớn.

>>> MUA SÁCH TẠI FAHASA VỚI CHƯƠNG TRÌNH SIÊU ƯU ĐÃI: [FAHASA] RA TẾT SĂM HẾT

3. Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản

( “Essentialism: The Disciplined Pursuit of Less”)

Tác giả: Greg McKeown

Cuốn sách thảo luận về cách ứng dụng chủ nghĩa tối giản như một biện pháp kỷ luật để bạn kiểm soát lại cách mình sử dụng thời gian và năng lượng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. McKeown giải thích rằng, những gì viết trong cuốn sách không nhất thiết là một chiến lược giúp bạn quản lý năng suất hay thời gian mà thay vào đó, nó mở ra triển vọng giúp người đọc làm ít hơn nhưng hiệu quả hơn.

“Đó là một cuốn sách “giúp dọn dẹp mớ bòng bong cuộc sống” của bạn, và nó đã giúp ích rất nhiều cho tôi,” Jackie Mitchell, người sáng lập Công ty tư vấn nghề nghiệp Jackie Mitchell Career Consulting cho biết khi nói về cuốn sách. “Nó dạy bạn làm những việc có ý nghĩa – dù là những việc nhỏ nhất – để giúp bạn đạt được những gì mình muốn".

“Tôi đọc nó trong một ngày cuối tuần và không thể đặt xuống cho tới khi đọc xong", Mitchell nói thêm.

4. Bạch Dạ Hành - Keigo Higashino

"Trên đời có hai thứ không thể nhìn thẳng, một là mặt trời, hai là lòng người."

Câu chuyện kể về hai mảnh đời chịu đầy tổn thương của số phận, sống trong tội lỗi suốt mười mấy năm. Tác phẩm đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt về sự độc ác và xấu xa của bản chất con người.

Tác giả Keigo Higashino đã nói: "Tôi đã phơi bày mặt tàn nhẫn nhất của lòng người là để chúng ta buộc lại nhìn lại và hành xử khác hơn về tình người."

Quả thật, cuốn sách tràn đầy những góc tối ám ảnh nhưng cũng thúc đẩy người ta phải không ngừng suy ngẫm, truy tìm những dấu vết ấm áp của bản chất con người.

>>> MUA SÁCH TẠI FAHASA VỚI CHƯƠNG TRÌNH SIÊU ƯU ĐÃI: [FAHASA] RA TẾT SĂM HẾT

5. Trump - Đừng bao giờ bỏ cuộc

Kết quả của cuộc bầu cử Mỹ vừa qua có thể làm buồn lòng những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump, nhưng họ hoàn toàn có thể tự an ủi bằng những cuốn sách về cựu Tổng thống Mỹ. Một trong số đó chính là cuốn sách Trump – Đừng bao giờ bỏ cuộc, thể hiện quan điểm, nhân sinh quan của của tỷ phú Donald Trump. Tại đây, những chiêu thức thành công hay những kinh nghiệm để tiến lên cũng được ông thổ lộ, bên cạnh đó cuốn sách cũng giống như một lời tâm sự triết lý của ông đối với đời.

Không đơn thuần dạy về triết lý làm giàu, ý nghĩa sâu xa hơn còn là dạy cách sống và cách suy nghĩ như những người giàu có. Nội dung sách kể về cuộc đời ông Trump với bao nhiêu khó khăn, thử thách và rất nhiều thất bại ngay từ ban đầu, nhưng ông vẫn không bỏ cuộc, sau mỗi lần vấp ngã lại tự đứng dậy để bắt đầu lại.

Đọc cuốn sách này, độc giả sẽ cảm nhận được những khó khăn mà ông đã trải qua và đó là lý do vì sao, ông thành công như ngày hôm nay. Và thông điệp ông muốn gửi đến mọi người là nếu cố gắng hết mình, không ngại khó khăn thì cũng sẽ có ngày thành công.

6. Sự liều lĩnh vĩ đại

(“Daring Greatly: How the Courage to Be Vulnerable Transforms the Way We Live, Love, Parent, and Lead”)

Tác giả: Brene Brown

Sarah Sheehan, đồng sáng lập ứng dụng định hướng nghề nghiệp Bravely coi mình là “fan cứng” của Brene Brown, đồng thời cho biết "Sự liều lĩnh vĩ đại" là một trong những cuốn sách giúp ích rất nhiều cho mình khi đọc trong đại dịch.

Trong cuốn sách, Brown bác bỏ quan niệm dễ tổn thương là dấu hiệu của sự yếu đuối. Ngược lại, nó được coi là thước đo cho lòng dũng cảm.

Dễ tổn thương có thể xuất phát từ nỗi sợ hãi nhưng đồng thời cũng xuất phát từ sự đồng cảm giúp khơi dậy sự đổi mới và sáng tạo.

“Nó thực sự lý giải tại sao sự yếu đuối có thể dẫn tới sự thay đổi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống", Sheehan nói. “Với những người không có thời gian để đọc, tôi gợi ý các bạn có thể nghe podcast của tác giả.”

7. Principles: Life and Work - Ray Dalio

Các nguyên tắc là những cách giải quyết thành công các quy luật tự nhiên hay quy luật của cuộc sống.

Có một đoạn trong cuốn sách để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều người, đó là bạn phải tự mình suy nghĩ về thực tế và chấp nhận nó từ trái tim mình, đây là nền tảng của mọi sự tiến bộ. Thực tế được đề cập ở đây là những khuyết điểm, sai lầm của bản thân và đủ thứ không như ý muốn. Chỉ khi bạn nhận ra những thực tế này, đối mặt với chúng, vượt qua chúng, thay vì trốn tránh và phủ nhận chúng, bạn mới có thể mở ra những khả năng mới.

Cuốn sách này bao gồm 21 nguyên tắc cấp cao, 139 nguyên tắc cấp trung bình và 365 nguyên tắc phụ, bao gồm hai khía cạnh chính: đối nhân xử thế và quản lý công ty.

Mặc dù cuốn sách có tính ứng dụng phổ quát nhưng vì trải nghiệm thực tế của mỗi người là khác nhau, bạn phải học cách sử dụng hệ thống tư duy của bản thân để chuyển hóa và tiếp thu những ý tưởng trong cuốn sách, chứ không nên sao chép và sử dụng nó y hệt.

8. Thế hệ Thiên niên kỷ đã trở thành thế hệ kiệt sức như thế nào

( “Can’t Even: How Millennials Became the Burnout Generation”)

Tác giả: Anne Helen Petersen

Claire Wasserman, người sáng lập cộng đồng phát triển nghề nghiệp Ladies Get Paid nói rằng cuốn sách của Anne Helen Petersen là một cách hay để nhìn nhận những thay đổi trong văn hóa công việc và xã hội đã và đang góp phần khiến giới trẻ kiệt sức như thế nào.

Xuất phát từ bài báo của Petersen lan truyền trên BuzzFeed vào năm 2019, cuốn sách phân tích những nguyên nhân phía sau dẫn tới tình trạng kiệt sức của thế hệ Millennial. Cuốn sách cũng đề cập tới mức độ ảnh hưởng của tình trạng kiệt sức đến các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, bao gồm cách người trẻ làm việc, mối quan hệ với cha mẹ và giao lưu xã hội.

>>> MUA SÁCH TẠI FAHASA VỚI CHƯƠNG TRÌNH SIÊU ƯU ĐÃI: [FAHASA] RA TẾT SĂM HẾT

9. Hiệu suất làm việc – Những lưu ý của một bác sĩ phẫu thuật

(“Better: A Surgeon’s Notes on Performance”)

Tác giả: Atul Gawande

Trong cuốn sách, vị bác sĩ phẫu thuật đã viết về cách thu hẹp khoảng cách giữa ý định tốt nhất và hiệu suất tốt nhất, khi các bác sĩ phải đối mặt với hàng loạt thách thức trong lĩnh vực y khoa như làm việc trong môi trường nguy hiểm, những tình huống khó xử về đạo đức và ảnh hưởng của tiền bạc với y học hiện đại. Gawande thảo luận về những thất bại và chiến thắng của bản thân trong công việc, đồng thời định nghĩa về “thành công” trong môi trường nghề nghiệp phức tạp và đầy rủi ro.

“Tôi thích những cuốn sách trong đó tác giả hay nhân vật giải mã cách họ làm việc, thừa nhận những may mắn, sai lầm, sự chăm chỉ cũng như cách họ nghĩ về sự hoàn hảo”. Đó là lý do Ramit Sethi, người sáng lập chương trình kinh doanh trực tuyến Earnable đề xuất cuốn sách này là một trong những cuốn sách nên đọc của năm 2021.

10. How to read a book (Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật)

Xuất bản từ năm 1940 nhưng “How to read a book” vẫn luôn là một trong những cuốn sách bán chạy trong thời gian rất dài. Người đọc sách thông minh là người biết áp dụng các phương pháp và kỹ năng đọc khác nhau cho các loại văn bản khác nhau, để vừa thu được thông tin nhanh vừa hiểu thấu đáo các vấn đề được nêu, trong chừng mực thời gian cho phép và tùy theo mục đích của mình.

Đọc sách không chỉ đọc cho sang, mà phải đọc để gặt hái lợi ích về cho xứng với thời gian đã bỏ ra. "Đọc" bất kỳ dưới bất kỳ hình thức nào cũng là một hoạt động. Vì thế, cho dù bạn đọc cái gì, ít nhiều cũng cần có tính tích cực. Người ta không thể đọc hoàn toàn thụ động, nghĩa là đọc mà mắt không di chuyển, và đầu óc thì mơ màng.

Đọc một bài viết, người đọc có thể tiếp nhận một lượng thông tin ít hay nhiều, toàn bộ hay chỉ một phần, phụ thuộc vào mức độ hoạt động họ bỏ ra trong quá trình đọc, và kỹ năng điều khiển các hoạt động trí óc liên quan.

Cho nên, cuốn sách cung cấp cho bạn một chiếc la bàn để hành trình của bạn đảm bảo luôn tiến về phía trước, giúp bạn đến đích chính xác và tiết kiệm thời gian hơn với một số tips đơn giản mà hiệu quả như sau:

- Gạch chân dưới các câu quan trọng

- Khoanh tròn các từ khóa chính

- Thêm ghi chú khi gặp vấn đề khó hiểu

- Khi tác giả phát triển một loạt các luận cứ về một lập luận nào đó, hãy đánh số thứ tự để dễ theo dõi

- Tóm tắt lại những điểm chính vào trang cuối sách