Talkshow: Nghệ thuật thanh lọc trong tác phẩm Ba Màn Kịch của Jon Fosse

HÀ NỘI | Thức Talk #17: Nghệ thuật thanh lọc trong tác phẩm Ba Màn Kịch của Jon Fosse...

Thông tin từ ban tổ chức:

Nghệ thuật thanh lọc của bi kịch Hy Lạp đã được sử dụng trong tác phẩm Ba Màn Kịch.

Bi kịch Hy Lạp là một loại hình nghệ thuật có mặt từ rất lâu đời trong lịch sử phát triển của nhân loại. Trong đó, các câu chuyện có nhiều tình tiết phức tạp, đan xen vào nhau, các nhân vật có những đấu tranh tâm lý, giằng xé nội tâm, xung đột tư tưởng, …. Điểm đặc biệt của bi kịch Hy Lạp là các cảnh tượng hãi hùng này không được diễn ra trực tiếp trước mặt người xem mà họ chỉ được nghe kể lại qua lời kể của một nhân vật hoặc dàn đồng ca.

Trong tác phẩm Ba Màn Kịch của Jon Fosse, anh chàng Asle làm mọi chuyện để cứu bạn gái mình nhưng vẫn bị treo cổ. Và cô gái vẫn bị đói khổ sau khi anh chết. Như vậy những việc anh làm cũng không có ý nghĩa hay mang lại kết quả tốt về sau. Như vậy, người đọc thấy là có gì đó đã vượt quá hạn độ dù nó không được mô tả rõ ràng. Mình thấy cặp này đáng yêu, đáng thương, nhưng vẫn có một cái gì đó như là bi kịch Hy Lạp.

Ở đây, cũng như trong các bi kịch Hy Lạp, cảnh tội lỗi không xảy ra, mà chỉ được nghe kể lại. Khi không mô tả quá chi tiết thì người xem có cơ hội để phán đoán, xem xét và họ tự nảy sinh các ý kiến phê phán. Khi kể tỉ mỉ thì sẽ làm người xem không còn suy nghĩ, tư duy riêng nữa. Nên theo phong cách bi kịch Hy Lạp hay Fosse, người xem phải tự khởi tâm lên, suy nghĩ về sự kiện này. Tác giả không suy nghĩ, không phán xét giùm. Người xem phải tự suy nghĩ, tự phán xét.

Những gì theo nghệ thuật thì tinh tế, đưa cái đẹp vào tâm hồn. Nghệ thuật thanh lọc là phải đẹp. Do hiểu biết tâm lý của con người nên Fosse mới có thể viết được như vậy và mang lại hiệu quả như vậy.

Bi kịch đưa những cái vượt quá hạn độ về với trung đạo. Đó là ý nghĩa của nghệ thuật. Nghệ thuật không phải để giải trí. Người đọc nên để ý đến triết lý của tác giả chứ không chỉ nên để ý đến những chi tiết ly kỳ, giật gân. Và nghệ thuật lớn cũng không phô bày sự man rợ. Nghệ thuật lớn là giúp người ta suy nghĩ về những thái quá và do đó trở nên sáng suốt và được thanh lọc.

Tờ Politiken của Đan Mạch viết rằng: Ba Màn Kịch “sẽ còn được đọc đi đọc lại trong 500 năm nữa”.

---

Chúng ta sẽ gặp gỡ và trò truyện cùng nhà văn Nhật Chiêu với chủ đề: NGHỆ THUẬT THANH LỌC TRONG TÁC PHẨM BA MÀN KỊCH CỦA JON FOSSE.

Thời gian: 4:30 ~ 16:30 ngày 29/06/2024 (thứ Bảy)

Địa điểm: Trạm Đọc (Read Station - Book Coffee & Library) | Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Đống Đa, Hà Nội.

Cách thức đăng ký tham gia và cập nhật thêm thông tin chi tiết tại trang sự kiện.