Là một trong những dòng tranh dân gian khắc gỗ của miền Bắc Việt Nam, bên cạnh sự mộc mạc, chân quê của tranh Đông Hồ hay Kim Hoàng, tranh Hàng Trống được xem như một nét văn hóa của giới quan lại thượng lưu chốn kinh kỳ phồn hoa do sự cầu kỳ trong kỹ thuật và kích cỡ lớn. Ra đời từ khoảng thế kỷ 17, dòng tranh này gắn liền với địa danh: phường Hàng Trống, Hà Nội. Ngày nay, nơi đây không còn ai gọi là phường tranh mà đã là phố Hàng Trống.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tranh Hàng Trống ở giai đoạn cực thịnh, chủ đề trên tranh đa đạng, gắn liền với các hoạt động đời thường của người Việt Nam: chúc tụng, giáo huấn, tín ngưỡng, điển tích, giải trí.v..v. Trong đó phải kể đến các tranh Tết như: Công-Cá, Tam Đa-Thất Đồng, bộ Tố Nữ, bộ Tứ Quí; các tranh thờ như: bộ Ngũ Hổ, Tam Phủ, Tứ Phủ, Mẫu Thượng Ngàn; một số bộ tranh minh họa truyện như: Bộ Kiều, Nhị Độ Mai, Sơn Hậu, Tam Quốc v..v. Không như tranh dân gian Đông Hồ, hoàn toàn sử dụng các ván khắc hình và màu, các nghệ nhân làm tranh Hàng Trống chỉ dùng bản khắc nét (ván khắc nét được làm bằng gỗ mềm, lồng mực hoặc gỗ thị). Công đoạn vẽ màu hoàn toàn được nghệ nhân trực tiếp vẽ tay sau khi in bản nét. Tài nghệ, kỹ thuật pha màu và thẩm mỹ cá nhân của từng nghệ nhân đã tạo nên căn tính cho từng tác phẩm vốn được xem là đại trà dân gian. Theo dòng lịch sử, xã hội có nhiều biến đổi, kéo theo nhu cầu chơi tranh của người mua cũng suy giảm. Từ hàng trăm người từng làm nghề, đến nay chỉ còn nghệ nhân Lê Đình Nghiên, con trai nghệ nhân Lê Đình Liệu, là "lão làng" vẫn còn đam mê, nung nấu giữ hồn cho dòng tranh Hàng Trống.
Để góp phần duy trì và quảng bá di sản nghệ thuật này, The Factory cùng Khơi Nguồn Cảm Hứng khởi xướng cuộc đối thoại về tranh Hàng Trống dưới các góc nhìn đa chiều từ: nghệ nhân Lê Đình Nghiên, nhà sưu tập Thanh Uy và nhà nghiên cứu Trịnh Thu Trang, xoay quanh ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa dân gian qua việc truyền đạt thực hành, sưu tập tác phẩm và nghiên cứu đưa tác phẩm vào gần gũi hơn với đời sống hiện đại. Cuộc đối thoại sẽ diễn ra trên nền một trưng bày các tác phẩm phiên bản giới hạn của chính nghệ nhân Lê Đình Nghiên. Bên cạnh đó, sự kiện còn bao gồm một workshop cho khán giả lựa chọn màu sắc, họa tiết từ tranh dân gian hàng Trống để tạo thành các họa tiết trang trí trên sỏi, do nhóm "Họa Sắc Việt" hướng dẫn.
1. Thời gian: 09h30 - 13h00 (ngày 10/11) và 10h00 - 19h00 (ngày 11/11/2018)
2. Địa điểm: The Factory Contemporary Arts Centre - 15 Nguyen U Di, Thao Dien Ward, District 2, HCMC
3. Diễn giả: nghệ nhân Lê Đình Nghiên, nhà sưu tập Thanh Uy và nhà nghiên cứu Trịnh Thu Trang
4. Ngôn ngữ: tiếng Việt với phiên dịch tiếng Anh
5. Lịch trình dự kiến:
a, Thứ bảy, ngày 10/11/2018:
09:30 – Đón khách.
10:00 – Nghệ nhân Lê Đình Nghiên biểu diễn vẽ tranh Hàng Trống.
10:30 – Cuộc đối thoại giữa nghệ nhân Lê Đình Nghiên, nhà sưu tập Thanh Uy & nhà nghiên cứu Trịnh Thu Trang
11:30 – Hỏi đáp giao lưu với khán giả
12:00 – Workshop vẽ họa tiết tranh Hàng Trống do nhóm "Họa Sắc Việt" hướng dẫn.
13:00 – Kết thúc. Mở cửa tự do cho khách tham quan trưng bày tác phẩm.
Phí tham dự: 350,000vnđ/người (mua vé trước ngày 1 tháng 11 hoặc nhóm từ 2 người trở lên còn 300,000vnđ/người). Vé đã bao gồm tất cả các hoạt động và sản phẩm mang về sau workshop. Chúng tôi chỉ nhận tối đa là 60 người nhằm đảm bảo chất lượng chương trình.
Mua vé tại >> LINK.
b, Chủ nhật, từ ngày 11/11 đến 18/11/2018:
Trưng bày tranh Hàng Trống diễn ra tại phòng workshop của The Factory từ 10h - 19h. Miễn phí vào cổng!
* LƯU Ý:
Khi tham gia chương trình tại The Factory, quý vị vui lòng mua vé vào cổng. Với vé này, quý vị có thể thăm quan triển lãm, chương trình cộng đồng và phòng đọc. Quý vị vui lòng xem thêm chi tiết giá vé tại đây.
Người tham gia mặc định đồng ý cho phép The Factory sử dụng tất cả những hình ảnh, ý kiến của mình để làm tư liệu của chương trình; ban tổ chức và The Factory được quyền sử dụng hình ảnh, ý kiến hợp pháp với mục đích phi lợi nhuận như: lưu trữ, viết bài báo, quảng bá…
#Cảm_Hứng_Từ_Nghệ_Thuật_Dân_Gian #Những_Góc_Nhìn_Tranh_Hàng_Trống