Những dòng chảy nào đang từ từ cuộn lên trong không gian diễn ngôn của âm nhạc đương đại thể nghiệm Đông Nam Á? Còn âm thanh của im lặng nào mà chúng ta đã bỏ qua khi cố cất giọng và chỉ nghe thấy chính mình?
Hầu hết các nước Đông Nam Á đều kế thừa di sản của một thời thuộc địa kéo dài. Nhìn vào trong các thực hành âm nhạc và nghệ thuật đương đại của họ, chúng ta đều thấy những ảnh hưởng sâu đậm của quá khứ ấy cùng với những dấu vết của va chạm với thời hiện đại, toàn cầu hoá, đứt gãy về văn hoá xảy ra ở cấp độ nhanh chóng. Tình cảnh hậu thuộc địa và tiếp biến di sản truyền thống, bản địa, do đó, là hai mặt của một vấn đề: Làm thế nào để sống chung với kẻ khác và vẫn được là mình?
Cũng là một nét nổi bật trong khu vực là vai trò ngày càng lớn của công nghệ trong việc sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt với các tác phẩm sử dụng nhiều hơn một chất liệu âm nhạc và kết hợp với các chất liệu, yếu tố khác để tạo ra những tác phẩm đa phương tiện với nền tảng âm nhạc. Các khả thể và giới hạn nào của việc sử dụng công nghệ trong nghệ thuật - liệu nó có thể hứa hẹn một tương lai tiện lợi về công dụng mà vẫn giữ được liên lạc chặt chẽ về mặt con người giữa chúng ta với nhau? Một điểm cũng khiến chúng tôi đầy tò mò đó là sự gặp gỡ của các cộng đồng và cá nhân thực hành trong giới hàn lâm và phi hàn lâm: Liệu họ này có thể ngồi lại cùng nhau và học, biết và làm việc với nhau? Hay họ mãi là hai tinh cầu riêng biệt?
Hãy đến với Toạ đàm Chuyên đề: "Âm nhạc đương đại & thể nghiệm Đông Nam Á" để ngồi lại với các nghệ sĩ, nhạc sĩ, giám tuyển, nhà nghiên cứu để tìm lời giải cho những câu hỏi trên nhé.
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian: 10h00 - 17h30, từ ngày 17/12 - 20/12/2018
2. Địa điểm: Phòng Hội thảo, Tầng 2, Toà nhà Đông Nam Á, Bảo tàng Dân tộc học
(Đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội, Việt Nam)
3. Cách thức tham dự:
Vui lòng đăng ký tại đây: http://bit.ly/hnmf18-symposium-registration
4. Timeline:
a, Ngày 17/12: Tiếp biến di sản
Điều hành: TS. Barley Norton (Anh)
10:00 - 16:30: Thuyết trình (20 phút/tham luận)
+ "Dàn nhạc Angklung Kulintang, một hiện tượng Singapore” trình bày bởi TS. De Silva Alicia Joyce
+ "Đôi nét về các hình thức nghệ thuật biểu diễn truyền thống và đương đại của Cộng hòa DCND Lào" trình bày bởi TS. Bountheng Souksavatd
+ "Những chuyển hóa âm nhạc thông qua hợp tác đa văn hóa" trình bày bởi Nguyễn Thanh Thủy và Stefan Östersjö (The Six Tones, Việt Nam/Thuỵ Điển)
+ "Phía trước, phía sau truyền thống là đương đại" trình bày bởi Nguyễn Xuân Sơn (Sơn X) (Việt Nam)
+ "Sandaya – Câu chuyện về sự phục hồi của âm nhạc Myanmar" trình bày bởi Ne Myo Aung (Miến Điện)
+ "Xây dựng năng lực và tính độc lập: Nghệ sỹ vì biến đổi xã hội tại Cambodia" trình bày bởi Song Seng (Campuchia)
15:15 - 16:45: Thảo luận mở
17:00 - 17:30: Trình diễn tương tác địa hình ngẫu hứng "Sau 5 giờ" bởi Yii Kah Hoe
b, Ngày 18/12: Sự chuyển động của công nghệ
Điều hành: Trần Duy Hưng (Việt Nam)
10:00 - 16:30: Thuyết trình (20 phút/tham luận)
+ "Chúng ta phản ứng thế nào với sự phát triển của công nghệ" trình bày bởi TS. Otto Sidharta (Indonesia)
+ "Nhạc tính hoá một lý thuyết khoa học" trình bày bởi TS. Joyce Beetuan Koh (Singapore)
+ "Một âm thanh khác từ Chiang Penh đến Phnom Mai” trình bày bởi Arnont Nongyao (Chiang Mai, Thái Lan)
+ "Vọng âm trong thung lũng huyền bí" trình bày bởi TS. Jiradej Setabundhu (Bangkok, Thái Lan)
+ "Nghệ thuật phù du và tính tự trị trong mạng lưới nghệ sỹ" trình bày bởi Kai Lam (Singapore)
+ "Trích xuất, ghép nối và thăng hoa: Khám phá giao lộ giữa nghệ thuật & công nghệ trình bày" bởi Arvin Nogueras
15:15 - 16:45: Thảo luận mở
17:00 - 17:30: Trình diễn tương tác địa hình ngẫu hứng "Sau 5 giờ"
c, Ngày 19/12: Ảnh hưởng hậu thuộc địa trong môi trường âm nhạc Đông Nam Á
Điều hành: Dayang Yraola (Philippines)
10:00 - 16:30: Thuyết trình (20 phút/tham luận)
+ "Nhạc giao hưởng, nghi lễ và chính trị trong quá trình giải thuộc địa Việt Nam" trình bày bởi TS. Barley Norton (Anh)
+ "Âm nhạc của chủ nghĩa dân tộc Malaysia: Bản sắc văn hóa và các giá trị" trình bày bởi Yii Kah Hoe (Malaysia)
+ "... khi thứ âm nhạc này diễn ra, tôi cũng vậy…" trình bày bởi TS. Anothai Nitibhon (Thái Lan)
+ "Putri Anak: Hành trình phục hồi truyền thuyết, âm nhạc và kịch trong một thể loại thuộc địa Tây Ban Nha của Philippines" trình bày bởi TS. Verne de la Pena (Phillipines)
+ "Giáo dục âm nhạc chất lượng - Bước đi đúng đắn đầu tiên để khám phá và hiểu về sự liên ứng văn hóa của chúng ta" trình bày bởi TS. Hoh Chung Shih (Singapore)
+ "Sử dụng và phát huy di sản âm nhạc tại Việt Nam" trình bày bởi PGS. TS. Nguyễn Thụy Loan (Việt Nam)
15:15 - 16:45: Thảo luận mở
17:00 - 17:30: Trình diễn tương tác địa hình ngẫu hứng "Sau 5 giờ" bởi Elico Suzuki
* Đồng thời với trình diễn ngẫu hứng này, Elico Suzuki cũng sẽ có một tác phẩm sắp đặt âm thanh xuyên ngành, mang tên "Piano Plays Piano" trong khuôn viên của Bảo tàng.
d, Ngày 20/12: Dòng chảy hàn lâm và phi hàn lâm trong âm nhạc đương đại & thể nghiệm Đông Nam Á
Điều hành: Lê Thuận Uyên (Việt Nam)
10:00 - 16:30: Thuyết trình (20 phút/tham luận)
+ "Một cách tiếp cận thay thế" trình bày bởi Siew-Wai Kok (Malaysia)
+ "Ảnh hưởng đa văn hóa và đa sắc tộc trong sáng tác âm nhạc của tôi" trình bày bởi TS. Kee Yong Chong (Malaysia)
+ "Công việc của tôi trong vai trò một nhà soạn nhạc" trình bày bởi Trần Mạnh Hùng (Việt Nam)
+ "Phả hệ học về thực hành âm thanh tại Manila" trình bày bởi Dayang Yraola (Philippines)
+ "Jogja Noise Bombing ảnh hưởng tới bối cảnh âm nhạc như thế nào" trình bày bởi Martinus Indra Hermawan (Indonesia)
+ "Làm nhạc với người không âm nhạc" trình bày bởi Otomo Yoshihide (Nhật Bản)
15:15 - 16:45: Thảo luận mở
17:00 - 17:30: Trình diễn tương tác địa hình ngẫu hứng "Sau 5 giờ"