Tọa đàm: Địa ngục trong tâm thức người Việt

Tọa đàm: Địa ngục trong tâm thức người Việt được tổ chức nhân dịp ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm "Các tầng địa ngục theo Phật giáo" của Léon Riotor và Léofanti.

* THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ TỌA ĐÀM

1. Thời gian: 18h00 Thứ tư - ngày 26.08.2020

2. Địa điểm: Thư viện L’Espace - 24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

3. Ngôn ngữ tọa đàm: Tiếng Việt

4. Hình thức tham dự: Vào cửa tự do!

5. Diễn giả:

+ Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên

+ Tiến sĩ Văn học Mai Anh Tuấn

+ Tiến sĩ Trần Trọng Dương, nhà nghiên cứu Hán Nôm và cổ sử Việt Nam

Tọa đàm: Địa ngục trong tâm thức người Việt

6. Giới thiệu về tác phẩm:

"[…] để khích lệ điều mà Auguste Comte gọi là lòng vị tha, nói cách khác là đức hạnh, các triết gia không tránh được việc phải đi đến chỗ rao giảng giáo lý về những phần thưởng ở thế giới bên kia. Song ở họ, không có chi tiết nào liên quan đến những hình phạt dành cho kẻ ác. Họ vẫn chỉ dừng lại ở các đề cập chung chung.

Vậy ai đã đi xa hơn? Ai đã tạo ra hàng ngàn hình thức tra tấn mà chúng ta vẫn biết về địa ngục theo người Ai Cập, địa ngục theo Cơ đốc giáo và cõi âm ty theo Phật giáo? […]

Tác phẩm Livre des morts (Ai Cập sinh tử kỳ thư) - từ thời Ai Cập cổ đại - sách nghi lễ của giới tăng lữ ở xứ sở nơi tầng lớp tăng lữ cai trị - miêu tả tỉ mỉ với chúng ta các hình phạt đợi những người bị thần Osiris kết tội ở thế giới bên kia. Ấy vậy mà chính từ đó đã sinh ra hầu như toàn bộ địa ngục theo Cơ đốc giáo mà Giáo hội thời Trung cổ viện đến để dọa nạt dân chúng và kìm chế các vị vua. Không nghi ngờ gì nữa, địa ngục theo Phật giáo xuất phát từ cùng một nguồn." (Trích Các tầng địa ngục theo Phật giáo)

Các tầng địa ngục theo Phật giáo là chuyến chu du đầy suy tư và mang tính triết học qua những ngôi chùa Việt Nam của hai tác giả người Pháp Léon Riotor và Léofanti, tại đó họ được các nhà sư đưa đi tham quan, dùng những kiến thức triết học, tôn giáo cùng những truyền thuyết của xứ sở để thuyết minh cặn kẽ các tranh vẽ địa ngục trên tường chùa, như làm sống dậy thế giới bên kia trong tâm thức người Việt vốn vẫn nhìn vào đó để tự nhắc nhở bản thân và con cháu về việc lựa chọn đạo đức sống trên cõi trần.

Tác phẩm được in kèm ba tiểu dẫn và lời tựa của Ernest Renan, Ledrain - Giáo sư École du Louvre, Foucaux - Giáo sư Collège de France, cùng các họa tiết, tranh đầu chương, tranh đầu sách và mười hai phụ bản in màu được các nghệ nhân người Nhật, Pha và Ly, vẽ bằng bút sậy theo các bản khắc nổi ở chùa Báo Ân.