Tọa đàm Ô nhiễm bụi mịn: mặt tối của hoạt động con người - 18:00 – 20:00, 05/06/2020
>>>Xem thêm: Giải trí với Ticketgo Youtube channel
Thông tin từ ban tổ chức:
Thời gian: 18:00 – 20:00, 05/06/2020
Địa điểm: Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội
Lửa đã đồng hành cùng chúng ta từ gần 500.000 năm nay kể từ khi người tiền sử mang lửa vào cuộc sống hàng ngày. Lửa được sinh ra qua quá trình đốt cháy, có nghĩa là phản ứng hóa học tỏa nhiệt cao (sinh ra nhiệt) giữa nhiên liệu và ô-xy.
Quá trình cháy được dùng để tạo ra năng lượng (nhiệt) nhưng cũng được dùng nhằm loại bỏ những nhiên liệu không mong muốn (phế liệu). Phản ứng hóa học này là một phần của cuộc sống chúng ta và gắn với sự vận hành của các xã hội con người mà không cần chúng ta ý thức về điều đó.
Tuy nhiên, ngoài việc tạo ra năng lượng, quá trình cháy này tạo ra nhiều chất thải, đặc biệt là khí, khí carbonic (CO2), và các khí khác, như Muội than (hay Carbon đen). Vì vậy, các chất thải tạo ra qua quá trình đốt đều có tác động tiêu cực. Khí CO2 tác động nghiêm trọng đến hệ hống khí quyển, còn các khí khác thải ra sau khi cháy tác động đồng thời đến khí hậu, sức khỏe và hệ sinh thái.
Vì các quá trình phát thải chất ô nhiễm liên quan đến lượng năng lượng được sinh ra trong suốt quá trình cháy, các phát thải này không ngừng tăng, đầu tiên là với sự gia tăng dân số chậm và nhu cầu sử dụng năng lượng của con người, sau đó tăng một cách đột ngột qua việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đánh dấu sự khởi đầu của cách mạng công nghiệp từ thế kỉ 19.
Buổi tọa đàm này giúp nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề khí thải sau quá trình đốt (tác nhân chính gây ô nhiễm không khí), và giới thiệu những hiểu biết về bụi mịn đến thời điểm này (nguồn gốc, chu trình, tác động đến sức khỏe, khí hậu, và hệ sinh thái, các biến động lịch sử và toàn cảnh quá trình phát thải, các điểm nóng phát thải, v.v). Mặc dù đây là vấn đề toàn cầu nhưng buổi tọa đàm này chỉ tập trung ở Đông Nam Á; một khu vực có sự gia tăng mạnh về ô nhiễm không khí những năm gần đây bởi sự tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa nhanh chóng kết hợp với nhu cầu năng lượng tăng.
Buổi tọa đàm này nằm trong khuôn khổ các hoạt động nằm trong chương trình nghiên cứu SOOT-SEA. Chương trình này do IRD tài trợ nhằm nghiên cứu tác động của ô nhiễm bụi mịn đến sức khỏe, khí hậu và hệ sinh thái dựa vào việc xây dựng mạng lưới quan sát khu vực về ô nhiễm bụi mịn ở khu vực Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Căm-pu-chia, Lào và Myanmar).
Buổi tọa đàm có sự tham gia của ông Xavier Mari, nhà nghiên cứu thuộc IRD, phụ trách chương trình nghiên cứu liên ngành SOOT-SEA (Tác động của Muội than ở khu vực Đông Nam Á) và là chuyên gia nghiên cứu các chu trình của sol khí sau quá trình đốt; Bà Nguyễn Thị Nhật Thanh, nhà nghiên cứu thuộc FIMO, chuyên gia về giám sát ô nhiễm không khí tại Việt Nam.
Diễn giả:
Nguyễn Thị Nhật Thanh, Khoa Công nghệ Thông tin và Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (FIMO), Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội (VNU UET).
TS. Xavier Mari, Nhà sinh địa hóa học, Viện Hải dương học thuộc Địa Trung Hải (MIO)/IRD.
MC: Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng Live & Learn
Cập nhật thêm thông tin từ trang sự kiện.