Toàn cảnh vụ việc phim Snowdrop của Jisoo BLACKPINK bị dân Hàn tẩy chay vì dám xuyên tạc lịch sử

Sau thời gian gián đoạn vì sự cố, Nielsen Korea đã hoạt động trở lại và công bố rating tập mở màn của bộ phim "Snow Drop" đạt 2,985% trên phạm vi toàn quốc.

Tập 2 của phim đạt 3,8%, tăng 0,9% so với tập 1. Tờ Newsis phân tích rằng tranh cãi về việc xuyên tạc lịch sử trong bộ phim Snowdrop của Jisoo (BLACKPINK)Jung Hae In đã góp phần khiến sự quan tâm của người xem gia tăng.

Toàn cảnh vụ việc phim Snowdrop của Jisoo BLACKPINK bị dân Hàn tẩy chay vì dám xuyên tạc lịch sử

Ở một diễn biến khác, Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc bắt đầu cân nhắc việc thẩm định "Snowdrop" sau khi nhận được rất nhiều lá đơn khiếu nại yêu cầu đình chỉ phát sóng bộ phim với cáo buộc xuyên tạc lịch sử. Thậm chí mới đây, lá đơn thỉnh nguyện lên Nhà Xanh đã vượt mốc 300,000 chữ ký chỉ sau 3 ngày kêu gọi. Con số không ngừng tăng lên chứng minh "Snowdrop" đang đứng trước làn sóng phẫn nộ gay gắt khi bị phần lớn dân cư mạng Hàn kết tội xuyên tạc lịch sử. Mặt khác, một lá đơn bênh vực cho rằng đây là "sự hiểu lầm" cũng đã xuất hiện.

Những cáo buộc hiện tại của "Snowdrop": Bộ An ninh quốc gia + vuốt ve chế độ độc tài quân sự + tôn vinh các công tố viên cảnh sát (chồng của biên kịch là một công tố viên) + lãng mạn hoá gián điệp Bắc Triều Tiên + xuyên tạc phong trào dân chủ.

Vô số nhãn hàng đã tạm dừng quảng cáo hoặc yêu cầu ê-kíp gỡ bỏ phân cảnh có sản phẩm tài trợ. Hầu hết họ đều xin lỗi khán giả với lý do không được biết trước nội dung phim. Số người dùng hoạt động hàng ngày của Disney Plus Korea cũng đã giảm 45% kể từ khi cuộc tẩy chay "Snowdrop" nổ ra. 

Đại diện của Quỹ Tưởng niệm Liệt sĩ Dân chủ Park Jong Cheol - một sinh viên đã chết sau khi bị Bộ An ninh Quốc gia tra tấn dã man bằng nước đã lên án jTBC và đội ngũ sản xuất "Snowdrop", ví von bộ phim giống như cuộc tấn công lần thứ hai với các nạn nhân: "Thật ngạc nhiên khi một công ty phát thanh truyền hình, một công cụ công cộng, đang cố gắng hợp lý hoá bạo lực nhà nước đối với phong trào dân chủ - khi những nạn nhân phải chịu đựng nỗi đau thể xác và tinh thần, thậm chí người thân họ đưa ra lựa chọn cực đoan hoặc bị hành quyết bởi Bộ An ninh Quốc gia vì bị tình nghi là gián điệp, vẫn đang sống trên đời này. Tôi nghĩ đó là vấn đề mà tất cả những người tham gia vào bộ phim này nên suy ngẫm."

Toàn cảnh vụ việc phim Snowdrop của Jisoo BLACKPINK bị dân Hàn tẩy chay vì dám xuyên tạc lịch sử

THƯ KÝ BÁO CHÍ CỦA TỔNG THỐNG MOON CHỈ TRÍCH "SNOWDROP" VS GIÁO SƯ LỊCH SỬ HÀN QUỐC BÊNH VỰC

Hai luồng ý kiến trái chiều từ những người có địa vị và tri thức.

+ Ông Yoon Young Chan - thư ký báo chí của Tổng thống Moon Jae In, hiện là Đại biểu Quốc hội, thành viên lập pháp thứ 21 của Đảng Dân chủ Hàn Quốc bày tỏ suy nghĩ qua tài khoản mạng xã hội:

(Lưu ý: phát ngôn này không đại diện cho Nhà Xanh.)

"Chúng ta phải cẩn thận về sự xuyên tạc và kịch tính hóa các sự kiện lịch sử trong bộ phim truyền hình Snowdrop. Những lời chỉ trích về Snowdrop đang rất nóng. Bối cảnh nam chính là một gián điệp Bắc Hàn cải trang thành một nhà hoạt động trẻ tuổi và nam phụ, một đặc vụ của Bộ An ninh Quốc gia, xuất hiện như một người đàn ông chính nghĩa có nguyên tắc mạnh mẽ, dường như dựa trên một câu chuyện mà ta đã nghe nhiều lần trước đây, nhưng nó truyền tải hình ảnh méo mó một cách khéo léo. 

Thế hệ của chúng tôi đã trải qua những năm tháng tuổi 20 để chống lại chế độ quân sự giữa nỗi đau ngày 18/5 ở Gwangju. Tôi đã từng chứng kiến ​​những người bạn của mình bị tổn thương bởi bạo lực nhà nước dưới chế độ Chun Doo Hwan, bị bắt đi lính, bị quy chụp là một cộng sản, hoặc chết. Tất cả sự thật đó là lịch sử. Sự thật lịch sử không thể được sử dụng như một phương kế kịch tính cho ác bộ phim truyền hình.

Chun Doo Hwan mất chưa được bao lâu. Cũng có những nhận xét vô lý làm tăng thêm sự phẫn uất của tang quyến đối với phong trào dân chủ. Những nỗ lực của một số chính trị gia và Đảng đối lập nhằm bôi nhọ và xuyên tạc lịch sử đấu tranh cho dân chủ sẽ chỉ gia tăng khi cuộc bầu cử tổng thống đến gần. Đây là lý do tại sao thiết lập nhân vật của Snowdrop và sự bóp méo lịch sử thậm chí còn đáng lo ngại hơn.

Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc lớn hơn bao giờ hết. Thế giới thấy nội dung mà chúng ta tạo ra và tiêu thụ nội dung đó cùng với chúng ta. Tôi lo lắng về việc mọi người trên khắp thế giới nhìn nhận lịch sử dân chủ ở Hàn Quốc bằng cách xem các ngôi sao của chúng ta diễn xuất. Tôi kêu gọi các đội ngũ sản xuất phim truyền hình và các đài phát thanh truyền hình đánh thức nhận thức của họ về lịch sử của chúng ta."

Toàn cảnh vụ việc phim Snowdrop của Jisoo BLACKPINK bị dân Hàn tẩy chay vì dám xuyên tạc lịch sử

+ Ông Ki Kyung Ryang, Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Hàn Quốc (The Catholic University of Korea) lại có quan điểm trái ngược:

"Xem tới tập 2. Thật khó để phát hiện chủ ý của việc "tôn vinh Bộ An ninh Quốc gia" hoặc "miệt thị phong trào dân chủ hóa" mà một số người nêu.

Điểm chỉ trích quan trọng nhất, "sinh viên hoạt động yêu nước thực chất là điệp viên", cũng hơi khác một chút so với bộ phim thực tế. Câu chuyện kể về một điệp viên Bắc Triều Tiên (nam chính) vô tình chạy vào ký túc xá của một trường đại học nữ sau khi bị các nhân viên an ninh truy đuổi, nữ chính "nhầm" anh ta là sinh viên yêu nước và cuối cùng phải lòng anh ta. Thoạt nhìn thì có vẻ giống nhau, nhưng dù sao đó cũng là một câu chuyện khác. Không phải chàng điệp viên nguỵ trang thành một sinh viên yêu nước (thực ra, anh ta chỉ nguỵ trang thành một sinh viên đại học), mà vì nữ chính đã nhầm chàng điệp viên với một sinh viên yêu nước.

Điều đó không đủ thuyết phục việc nghi ngờ ý định "tô hồng cho Bộ An ninh" bởi công việc của nam chính trong bộ phim là "gián điệp". Vậy nên, điều gây sốc đúng hơn là: Một nhân vật nam chính vừa đẹp trai vừa ngầu lại xuất hiện với tư cách là một gián điệp!! Thay vì chỉ trích là tô hồng cho Bộ An ninh, thì chỉ trích tô hồng cho gián điệp lại có sức thuyết phục hơn đấy. Nếu bạn quay một bộ phim truyền hình như thế này vào những năm 80, bạn sẽ bị đưa ngay đến Bộ An ninh vì vi phạm Đạo luật An ninh Quốc gia.

Tại sao tổ chế tác phim lại lựa chọn như vậy? Có thể dự đoán là họ ghi nhớ thành công rực rỡ của "Crash Landing On You". Có thể do chủ đề tình yêu nguy hiểm và cấm kị của một người phụ nữ Hàn Quốc và một quân dân Bắc Triều Tiên là một "món ăn có thể ăn được". Nếu muốn tăng cường tính bi kịch hơn "Crash Landing On You", họ có thể đã tính toán rằng tốt hơn hết là nên đặt nền tảng những năm 80, khi mối quan hệ Nam Bắc trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Toàn cảnh vụ việc phim Snowdrop của Jisoo BLACKPINK bị dân Hàn tẩy chay vì dám xuyên tạc lịch sử

Trong bộ phim này, quyền biểu tình được sử dụng đủ nhẹ để tạo ra bầu không khí của thời đại. Tuy nhiên, nó không cụ thể là nhạo báng hoặc miệt thị quyền biểu tình. Thay vào đó, lại xảy ra cuộc điều tra về người anh trai là sinh viên yêu nước của nữ chính. Ngoài ra, mặc dù Bộ An ninh không được thể hiện một cách độc ác như tai tiếng, nhưng ở mức độ nào đó, họ được miêu tả là một nhóm mang lại cảm giác khá bạo lực và tiêu cực.

Nếu chỉ nhìn vào nội dung cho đến tập 2, có thể phê phán thái độ hay phương thức xử lý với thời cuộc là cẩu thả và đắm chìm trong chủ nghĩa lãng mạn. Tuy nhiên, cáo buộc bộ phim này có ý đồ thâm độc nhằm miệt thị phong trào dân chủ hay xuyên tạc lịch sử thì không thuyết phục lắm. Ngay cả khi có điều gì đó không hài lòng, tôi hy vọng các bạn không cố gắng tiêu diệt sự tồn tại của đối phương bằng cách thâm độc hoá họ. Dù có chửi bới thì bạn cũng phải làm trong tư thế phản biện."

jTBC: KHÔNG CÓ GIÁN ĐIỆP THAM GIA PHONG TRÀO DÂN CHỦ, HIỂU LẦM VỀ SNOWDROP SẼ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TRONG THỜI GIAN TỚI!

Nhà đài cuối cùng cũng đã lên tiếng về tranh cãi: "Trước hết, bối cảnh và mô-típ các sự kiện lớn trong Snowdrop là cuộc bầu cử tổng thống trong chế độ quân sự. Nó kể về một câu chuyện hư cấu rằng các cường quốc đã thành lập phải hợp lực với chế độ Bắc Triều Tiên để duy trì quyền lực. Snowdrop là một tác phẩm thể hiện câu chuyện cá nhân của những người đã bị lợi dụng và hy sinh bởi những kẻ quyền lực

jTBC khẳng định: "Không có gián điệp nào dẫn đầu phong trào dân chủ trong Snowdrop. Bối cảnh trong đó nam và nữ chính tham gia hoặc lãnh đạo phong trào dân chủ đã không xuất hiện trong tập 1 và 2, và cũng không tồn tại ở bất kỳ đâu trong kịch bản sau đó."

Toàn cảnh vụ việc phim Snowdrop của Jisoo BLACKPINK bị dân Hàn tẩy chay vì dám xuyên tạc lịch sử

Giải thích: "Hầu hết những hiểu lầm liên quan đến lo ngại 'xuyên tạc lịch sử' hay 'miệt thị phong trào dân chủ' sẽ được giải quyết trong quá trình phát triển của bộ phim trong tương lai. Bộ phim chứa đựng ý định của đội ngũ sản xuất là không lặp lại thời đại bất thường, trong đó quyền tự do và hạnh phúc của cá nhân bị đàn áp bởi quyền lực bất công."

Tiếc nuối: "Thật tiếc khi chúng tôi không thể tiết lộ nhiều về tình tiết trước khi phim phát sóng, nhưng hãy đón xem diễn biến các tập phim trong tương lai. Ngoài, jTBC đang có kế hoạch mở dịch vụ trò chuyện thời gian thực trên trang web cổng thông tin và một diễn đàn chính thức của người xem để lắng nghe những ý kiến ​​có giá trị về bộ phim của nhà đài."

Cuối cùng: "Giá trị cốt lõi mà jTBC theo đuổi là tự do sáng tạo nội dung và độc lập trong sản xuất. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng hết sức để trình chiếu những tác phẩm hay trong tương lai."

Nguồn tin: K Crush