Đi chùa đầu năm để cầu may mắn & bình an đã từ lâu trở thành nét văn hoá đẹp của rất nhiều người Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về. Hãy cùng điểm lại 8 ngôi Chùa, Đền linh thiêng trong ngụ tại Hà Nội nhé!
Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhắc đến những ngôi chùa luôn tấp nập khách vào đầu năm ở Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Quán Sứ. Đây là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất, ở vị trí trung tâm của thủ đô. Trong ngày năm mới, rất đông người dân, Phật tử ở Hà Nội và lân cận về chùa Quán Sư để đi lễ đầu năm với mong muốn một năm mới hanh thông, may mắn đến với bản thân và gia đình.
Địa chỉ: Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ. Ngôi đền có vị trí đẹp, nằm đúng ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, nhìn sang Hồ Tây. Dịp đầu xuân hay mồng 1, ngày rằm hàng tháng, đền luôn tấp nập khách thập phương.
Ngoài bức tượng đồng thờ thần Huyền Trân Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, nơi đây còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân đã đi vào lòng người dân Việt Nam: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.
Địa chỉ: 3 Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chùa Bà Đá nằm khá khuất trên phố Nhà Thờ nên không phải ai cũng biết đến ngôi chùa này. Nhưng với nhiều người dân Hà Nội, việc đi lễ chùa ở đây vào ngày đầu năm đã thành một thói quen với mong muốn cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình. Chùa nhỏ tuy hơi nhỏ nhưng có cảnh quan rất đẹp và không gian thanh tịnh.
Trong những ngày đầu xuân, lượng du khách và phật tử ghé đến chùa Hà cầu an, cầu may, cầu tình duyên lúc nào cũng đông nghẹt, nhất là những người trẻ đến cầu tình duyên. Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.
Địa chỉ: Thanh Niên, Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một bán đảo nhỏ phía đông bắc Hồ Tây, được xem là chốn cửa Phật linh thiêng nhất định phải đến viếng đầu năm của nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ. Nhờ địa thế đẹp nên đến đây, người Hà Nội ngoài việc thành tâm lễ Phật thì còn được tận hưởng chút cảm giác ngao du với cảnh sắc của một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia giữa phố phường hiện đại. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn.
Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Phường Quản An, Quận Tây Hồ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
Phủ Tây Hồ thờ công chúa Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh được biết đến như một trong những ngôi đền linh thiêng để cầu tài lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới ở Hà Nội. Đầu năm từ ngày mùng 1, người dân và khách thập phương đã đổ về đây cầu may mắn trong những ngày đầu năm mới. Ngoài ra Phủ Tây Hồ còn sở hữu vị trí cũng như có nhiều hàng quán bán xuyên Tết nên sau khi đi lễ, bạn còn có thể đi vãn cảnh hay thưởng thức các món ngon như bánh tôm, bún ốc.
Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Chùa Phúc Khánh còn có tên Chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988. Kiến trúc cổ kính, thanh tịnh của chùa cộng với sự nổi tiếng về dâng sao giải hạn đầu năm, mỗi năm có hàng trăm, hàng ngàn du khách, Phật tử đến lễ và cầu an ở đây. Đặc biệt vào mỗi dịp chùa làm lễ giải hạn, người dân tới đông đến mức phải ngồi tràn cả ra đường.
Địa chỉ: Khu di tích chùa Diên Khánh làng La Khê, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Cụm di tích đình - chùa Bia Bà là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông khách đến trong dịp đầu năm ở Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng nên hằng ngày có nhiều khách thập phương đến lễ cầu lộc. Đặc biệt vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, rất đông người ghé đến Bia Bà lễ và xin lộc.