Triển lãm đối thoại dòng tranh Ukiyo-e

Dự án đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e

Tiếp nối dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” bắt đầu thực hiện và ra mắt vào năm 2020, trải qua nhiều lần tiến hành nghiên cứu và tương tác với dòng tranh Hàng Trống, dự án đã phát triển và ra mắt được rất nhiều triển lãm trong 3 năm gần đây. Chất liệu hội hoạ truyền thống của Việt Nam như lụa, sơn mài, giấy Dó..đã được đối thoại với các bức tranh Hàng Trống để từ đó sáng tạo ra những truyền thống mới với hình haì cũng như tinh thần của thế hệ trẻ trong thời đại mới.

Với dự án “Đối thoại với tranh khắc gỗ Nhật bản Ukiyo-e” chúng tôi muốn tiếp tục nối dài những cuộc đối thoại với nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản cụ thể là dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e, hay còn được gọi dưới cái tên Phù thế hội (浮世绘 - những bức tranh của thế giới phù du hư ảo). Dòng tranh này có thể nói mang được đầy đủ giá trị tinh hoa trong sáng tạo cũng như tinh thần Nhật Bản.

 

Thông tin từ ban tổ chức:

Thời gian: 23/01 đến 12/03/2024

Địa điểm: Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội

Với sự sáng tạo của những nghệ nhân có phần mộc mạc giản dị trong tranh Hàng Trống của nghệ nhân Lê Đình nghiên, dự án này đã thúc đẩy tiến trình của dự án khi chuyển tiếp sang một dòng tranh khắc gỗ tinh xảo là tổng hoà kỹ năng và khối óc của những ngừòi hoạ sĩ sáng tác cùng với những nghệ nhân khắc gỗ, in ấn, bồi biểu các công đoạn. Dự án muốn đi xa hơn khi đẩy những nguồn cảm hứng của những cuộc đối thoại xuyên văn hoá, xuyên quốc gia. Khi mà truyền thống không nhất thiết phải bắt nguồn từ dân tộc Việt Nam mà có thể tới từ dân tộc khác, từ nền văn hoá khác. Mà trong trường hợp này, dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản quả thật là một đối tượng nghiên cứu tuyệt vời. Với dự án này thầy trò chúng tôi hi vọng sẽ tạo ra những tác phẩm thú vị mang hơi thở của thời đại, của những sáng tạo cá nhân trên một nguồn cảm hững học hỏi nghiên cứu từ những yếu tố tinh hoa của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e đồng hợp kết hợp được những giá trị tinh hoa của chất liệu mỹ thuật truyền của Việt Nam như lụa, sơn mài, giấy Dó…

Dự án hi vọng sẽ viết tiếp và thúc đẩy những thực hành nghệ thuật thị giác lấy cảm hứng từ các giá trị văn hoá các giá trị mỹ thuật truyền thống của Việt nam cũng như của các nền văn hoá khác. Hoạt động thực hành “sáng tạo truyền thống” qua đó cũng được khích lệ, động viên được các hoạ sĩ trẻ mới tốt nghiệp có thêm động lực và cảm hứng nuôi dưỡng đam mê sáng tạo nghệ thuật.

Thành phần tham gia dự án:

Đội ngũ giảng viên hướng dẫn chính

Giám tuyển dự án, giảng viên hướng dẫn Nguyễn Thế Sơn

Cùng các diễn giả (hoạ sĩ, nhà nghiên cứu):

Nhà nghiên cứu, hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế

Nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải

Hoạ sĩ Phạm Khắc Quang

Hoạ sĩ Tuệ Thư

Nhung (Zó project)

Hoạ sĩ thiết kế Trương Thuỷ

Đội ngũ hoạ sĩ trẻ tham gia

Khoảng hơn 20 hoạ sĩ trẻ từng và hiện đang theo học tốt nghiệp Khoa Hội hoạ của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

Hoạ sĩ Triệu Minh Hải, Tuệ Thư…

Theo dõi và cập nhật thêm thông tin chi tiết tại trang sự kiện.