Triển lãm nhóm “Don’t Call It Art” – Ra mắt ấn phẩm – Trình diễn nghệ thuật sắp đặt Tái Nạm - Trò chuyện và Trình chiếu Art Talk & Screening

Tại triển lãm “Don’t Call It Art”, ấn phẩm nghệ thuật được mong chờ nhất 2022 đã được ra mắt với sự giúp đỡ và bảo hộ của Viện Goethe tại Hà Nội. Bên cạnh đó, đã diễn ra trình diễn nghệ thuật sắp đặt Tái Nạm, phần trình diễn đến từ các nghệ sĩ Hà Nội và trò chuyện Art Talk với Veronika Radulovic. Đây là các hoạt động bên lề nằm trong chuỗi dự án và khuôn khổ thuộc triển lãm nhóm “Don’t Call It Art” của ba nghệ sĩ đại diện cho Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn những 1990 của thế kỷ trước là Nguyễn Minh Thành – Nguyễn Quang Huy – Trương Tân diễn ra tại Mơ Art Space (Hà Nội) và Sàn Art (TP Hồ Chí Minh) từ ngày 19/11 đến 31/12/2022.

 1. Triển lãm nhóm “Don’t Call It Art” - Nghệ sĩ Nguyễn Minh Thành – Nguyễn Quang Huy – Trương Tân

 

Triển lãm nhóm của ba ngôi sao thời kỳ Đổi mới Nguyễn Minh Thành - Nguyễn Quang Huy - Trương Tân là sự kiện nghệ thuật "bom tấn" trong năm 2022

Nguyễn Minh Thành - Nguyễn Quang Huy - Trương Tân là nhóm trong số những nghệ sĩ đầu tiên của luồng gió Đổi Mới những năm 1990, muốn khám phá quyền tự do mới và theo đuổi con đường nghệ thuật của riêng mình. Họ tìm kiếm những biểu đạt thẩm mỹ vượt xa những gì được quảng bá và cho phép tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật trong nước.


Khuôn mặt của chính họa sĩ Minh Thành trong những tác phẩm của anh

Song, bất chấp danh tiếng vang dội, hầu hết các tác phẩm của họ vẫn chưa được biết đến, ngoại trừ một số mang tính biểu tượng và các sáng tác sau này. Việc lưu trữ và bảo tồn những lát cắt của lịch sử nghệ thuật Việt Nam giai đoạn đó - bao gồm áp phích, ảnh chụp, bản cắt báo, video trình diễn, bản vẽ và tranh vẽ, những bức ảnh chụp vội mang đậm tinh thần thời đại - khó có thể thực hiện nếu thiếu sự đóng góp lớn của Veronika Radulovic. Bà là nghệ sĩ người Đức sống ở Hà Nội những năm 1993-2005 và vào thời điểm ấy, là gương mặt không thể thiếu trong nền nghệ thuật non trẻ này.

  

Nghệ sĩ người Đức Veronika Radulovic

 

Nguyễn Minh Thành và cái mặt anh

Nguyễn Minh Thành sinh năm 1971 tại ngoại thành Hà Nội, trong một gia đình nông dân.tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1996. Hiện anh đang sống và làm việc tại Đà Lạt. Anh là một trong những nghệ sĩ đầu tiên trưng bày tác phẩm của mình ở quốc tế và là người có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển tiếp theo của nghệ thuật đương đại ở Hà Nội. Tác phẩm của Nguyễn Minh Thành, chủ yếu bằng mực Tàu và màu nước trên giấy dó thủ công của Việt Nam, được ghi dấu ấn bằng việc anh sử dụng những gì dường như là chân dung của chính mình trong những khám phá về thiền định và tâm linh.

Tác phẩm của Nguyễn Minh Thành đã được triển lãm rộng rãi cả trong nước và quốc tế và nằm trong nhiều bộ sưu tập tư nhân và công chúng, bao gồm Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Queensland, Brisbane, Úc, Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Fukuoka, Nhật Bản, Chương trình Nghệ thuật của Ngân hàng Thế giới, và Bưu điện Hoa Kỳ. Bộ sưu tập nghệ thuật đương đại Việt Nam Vidai, Thụy Sĩ.

Hiếm lắm trong số họa sĩ mới có người diễn giải được về tranh mình một cách õ ràng và giản dị như Thành. Còn thì phần nhiều nếu ai đó ngượng ngập hỏi: “Anh vẽ gì? Tại sao lại vẽ thế?”, họa sĩ giải thích ngắn gọn: “Hội họa có ngôn ngữ riêng của nó, làm sao có thể diễn tả bằng câu chữ được”. Những tác phẩm Nguyễn Minh Thành vẽ về chính khuôn mặt mình trên giấy dó cũng xuất hiện và trở thành tâm điểm nổi bật trong các sáng tác được trưng bày tại triển lãm "Don't Call It Art" lần này.

Một sáng tác của Nguyễn Minh Thành về chính "cái mặt tôi"

Chỉ có những họa sĩ thật như đếm khi vẽ mới có thể giúp người xem và cả chính mình rõ ràng về sự tồn tại của bức tranh. Viết về một họa sĩ Installation (sắp đặt) nên nghệ sĩ như Thành có thể giải thích lý do mình lựa chọn vẽ các khuôn mặt trong tranh như sau: “Thực ra thì từ đầu tiên tôi đâu muốn vẽ tôi. Tôi muốn vẽ một thằng người, một thằng phải giống người, có vui, buồn, tốt, xấu, hay, dở… Tôi tô điểm cái mặt, tôi nhấn vành môi khóe miệng, tôi làm khuôn mặt cứ tròn trình, bầu bĩnh mãi lên. Đến lúc tôi nhìn lại, thằng ấy nhìn tôi, mắt nó nhìn tôi, mũi nó hao hao mũi tôi, mồm nó không nói, mồm tôi có khi cũng không nói như thế! Lúc ấy tôi không thể chối cãi được rằng:

Tôi đã vẽ tôi. Nhưng tại sao tôi lại vẽ tôi?”. Có lẽ vì tôi nhớ tuổi thơ tôi, vì tuổi thơ của tôi thiếu vắng tôi. Khi tôi có tuổi thơ tôi không biết mình có tuổi thơ. Rồi tuổi thơ lùi lại, tôi thấy mình đã côi cút mà lớn lên. Côi cút mà không phải tôi thiếu vắng bố mẹ. Bố mẹ tôi là nông dân, tôi sinh ra từ đó. Tuổi thơ, tôi học thuộc bài đã lâu, mà mẹ vẫn chưa đi chợ về. Mười giờ đêm sấm chớp, mưa. Tôi cầu nguyện thật lâu cho mẹ về đến nhà mà không bị sét đánh. Mười một giờ mẹ về gánh đôi sọt nhẹ tênh và chia quà, chia bánh…”

Nguyễn Quang Huy và các sáng tác đậm tính truyền thống

Nguyễn Quang Huy sinh năm 1971 tại Hà Tây, từng học tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội cũng như tham gia các chương trình lưu trú tại Đức, Úc và Mỹ. Các quốc gia ở Đông Nam Á có vô số dân tộc sinh sống trên vùng đất của họ. Nổi tiếng là những người miền núi hay người dân tộc thiểu số cư trú ở khu vực miền núi. Một trong những nhóm dân tộc như vậy là người H'Mông sống ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Dân cư của họ còn trải dài sang các nước láng giềng như Lào, Thái Lan. Một khu vực nổi tiếng của người Hmong ở Việt Nam là Lào Cai với Sapa là trung tâm, nơi có khí hậu mát mẻ và thường có sương mù bao phủ. Họa sĩ Nguyễn Quang Huy đã nhiều lần đến đó trong nhiều năm và hiểu biết rõ ràng được phong cảnh, con người và lối sống của họ. Một kết quả rõ ràng là những tác phẩm của anh và triển lãm hiện tại của anh vẽ nhiều về phong cảnh và con người cư trú ở khu vực Sapa.

Đặc trưng các sáng tác của Nguyễn Quang Huy đẩy cao tính bí ẩn

Tranh của anh phản ánh cái mát lạnh mơ màng của núi rừng và những khía cạnh văn hóa, vẻ đẹp của thiếu nữ Hmông. Nguyễn Quang Huy đã tổ chức các triển lãm cá nhân tại Việt Nam, Đức, Pháp và Singapore, đồng thời tham gia một số triển lãm quốc tế, bao gồm các triển lãm nhóm tại Singapore, Đức, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Phần Lan, Thái Lan, Úc, Hà Lan và Vương quốc Anh. Các tác phẩm của anh được đưa vào bộ sưu tập vĩnh viễn của Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Fukuoka, Nhật Bản và Chương trình Nghệ thuật của Ngân hàng Thế giới, Hoa Kỳ.

Anh tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội năm 1996. Thuở nhỏ, anh cùng bạn bè vui chơi trong khuôn viên chùa chiền. Trong làng của anh có rất nhiều đền chùa. Lớn nhất là chùa Chùa Thầy, được mệnh danh là ngôi chùa cổ và đẹp nhất Việt Nam. Những hình ảnh về thế giới Phật giáo dường như là những tiếp xúc đầu tiên của Quang Huy với nghệ thuật tạo hình. Đó là lý do lớn nhất đưa anh đến với sự nghiệp họa báo.

Từ ba năm nay, họa sĩ đã thực hiện một dự án nghệ thuật: tạo ra những ngôi đền dành riêng cho phụ nữ. Ở những ngôi đền này, anh muốn làm tất cả những gì đẹp nhất có thể để tôn vinh những người phụ nữ. Trong hội họa, anh vẽ nhiều phụ nữ Việt Nam nhiều tầng lớp, từ phụ nữ nông thôn, người miền núi, đến hoàng hậu. Họ thường được đặc tả với sự giản dị, thôn quê, đằm thắm, hiền hậu, nhưng bao trùm chung vẫn là sự bí ẩn.

Họa phẩm "Bốn mặt" của họa sĩ Nguyễn Quang Huy

Có những tác phẩm anh vẽ họ trong những trang phục miền núi, hoàng hậu, và có những họa phẩm người bốn mặt, bốn mắt. Đó là trong các giai đoạn lịch sử khác nhau và các khu vực địa lý khác nhau.

Tác phẩm của Huy kết hợp các hình bóng được vẽ trong các trường màu với chữ viết bí ẩn được sử dụng như một yếu tố đồ họa. Các tác phẩm của họa sĩ Quang Huy thường thể hiện vẻ đẹp bí ẩn, và họa sĩ cũng không giải thích rõ ràng ý nghĩa của nó. Nguyễn Quang Huy có xu hướng liên tục sử dụng các hình dạng sinh học có màu sắc và chữ viết khó đọc trong các tác phẩm của mình, từ các tác phẩm nhỏ trên bánh tráng đến các tác phẩm lớn trên canvas có chiều dài và chiều rộng vài mét.

Trương Tân và đề tài tính dục trong các sáng tác của mình

Thông qua hội họa, vẽ, trình diễn, sắp đặt, điêu khắc và gốm sứ, Trương Tân thách thức các quy ước xã hội và khám phá các chủ đề về bản sắc và tự do ngôn luận. Là một nghệ sĩ, Trương Tân được biết đến trên hết với những đề tài tính dục, sử dụng những trải nghiệm, nhận thức và cảm xúc trong tự truyện để đánh dấu câu chuyện nghệ thuật của mình. Việc anh rời trường Đại học nơi anh làm giảng viên cho đến năm 1997, phần lớn là do nghệ thuật đầy thách thức của anh, thể hiện công khai sự đồng tính của mình và đặt câu hỏi về những mâu thuẫn của chính sách tự do hóa kinh tế được thực hiện sau đó hay Đổi mới.

Những tác phẩm của Trương Tân mang tính đổi mới, phá cách và thách thức các quy ước xã hội giai đoạn bấy giờ

Bằng cách từ chối giả định bảo thủ hơn về nghệ thuật đang được các đồng nghiệp của mình áp dụng, Trương Tân chuyển đến Paris dưới sự tài trợ của Cité Internationale des Artes, bất chấp mang tiếng là một tính cách nổi loạn vào thời điểm đó, Trương Tân ngày nay đã nổi lên như một trong những nghệ sĩ được quốc tế ca ngợi nhất của Việt Nam với tác phẩm nghệ thuật của anh là một phần trong những bộ sưu tập nghệ thuật vĩnh viễn của các bảo tàng nghệ thuật lớn bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Fukuoka, Nhật Bản, Nghệ thuật Queensland Gallery, Úc và Bảo tàng Nghệ thuật Singapore. Ông là người tham gia nhiều kỳ hai năm một lần ở châu Á và châu Âu.

  1. Ấn phẩm “Don’t Call It Art! Contemporary Art in Vietnam 1993 – 1999” (Tạm dịch “Đừng Gọi Đó Là Nghệ Thuật! Nghệ Thuật Đương Đại Ở Việt Nam 1993 – 1999”), Annette Bhagwati & Veronika Radulovic, NXB Kerber

 

Ấn phẩm "Don't Call It Art" được công chúng yêu nghệ thuật mong đợi nhất năm 2022

Thai nghén 6 năm, nghệ sĩ người Đức Veronika Radulovic cuối cùng cũng đã cho ra đời cuốn sách nói về buổi bình minh của nghệ thuật đương đại Việt Nam những năm 1900 sau giai đoạn Đổi Mới. Với những tư liệu trong kho lưu trữ của bà về nhóm avant garde đời đầu: Trương Tân và bộ tam Nguyễn Minh Thành – Nguyễn Quang Huy – Nguyễn Văn Cường. Nghệ thuật đương đại Việt Nam đi sau thế giới 30 năm, nhưng khi những người tiên phong xuất hiện thì họ đã tạo ra một cuộc cách mạng khủng khiếp, thay đổi hoàn toàn cách sáng tác, giảng dạy, tiếp cận và tiêu thụ nghệ thuật.

Một trang trong ấn phẩm "Don't Call It Art" 

Cuốn sách đặc biệt quan trọng với những bạn trẻ thực hành nghệ thuật ngày hôm nay, bởi nó là một khung cửa sổ giúp nhìn về một quá khứ không được dạy ở trường và càng không xuất hiện trên truyền thông đại chúng nội địa. Kho dữ liệu chứa 1,000 tác phẩm của nghệ sĩ người Đức Veronika Radulovic sẽ là một trong những nguồn nghiên cứu và thực hành nghệ thuật toàn diện nhất về giai đoạn này. Song song với việc ra mắt ấn phẩm, đội ngũ xuất bản đã tổ chức hai cuộc triển lãm tác phẩm tại Mơ Art (Hà Nội) và Sàn Art (TP Hồ Chí Minh).

 

 Các sáng tác của Trương Tân trong kho lưu trữ của Veronika Radulovic

  1. Trình diễn nghệ thuật sắp đặt – Performance Tái Nạm

Là hoạt động bên lề nằm trong khuôn khổ của dự án “Don’t Call It Art”, buổi trình diễn nghệ thuật sắp đặt – Performance Tái Nạm đã thu hút nhiều bạn trẻ yêu nghệ thuật ở Hà Nội. Với nền tảng dựa trên cơ sở tiền đề được tạo lập trước đó bởi những hoạt động nghệ thuật trình diễn từng diễn ra của nghệ sĩ Trương Tân, “Tái Nạm” đã phần nào tái hiện lại không khí của nền nghệ thuật giai đoạn những năm 1990, đem đến cho công chúng có cơ hội quay trở về thời gian đầu những năm 1990 và được tiếp cận, chứng kiến sự nở rộ của nền nghệ thuật tuy non trẻ nhưng lại rất thịnh hành những năm 90 của thế kỷ 20 này.

 Đây là hoạt động trình diễn nghệ thuật đến từ các nghệ sĩ Vũ Đức Toàn, Nguyễn Huy An, Ngô Thành Bắc, Nguyễn Đình Phương, Đặng Thùy Anh, Nguyễn Hữu Hãi Duy và Phạm Hải.

 

 

 

4. Trò chuyện và Trình chiếu “Don’t Call It Art” – Art talk & Screening

Là hoạt động bên lề thuộc dự án “Don’t Call It Art”, buổi trò chuyện và trình chiếu kho tư liệu của nghệ sĩ người Đức Veronika Radulovic là những video ghi lại nghê thuật trình diễn của các nghệ sĩ giai đoạn này, được thực hiện bởi Veronika. Đó là bối cảnh nghệ thuật ở Hà Nội vào những năm 1990, dựa vào tư liệu ta có thể nhìn lại và thâu tím những diễn biến trong quá khứ và tái hiện lại bối cảnh của toàn bộ dự án trong mối liên hệ với hiện tại của gần 30 năm sau.

 

Art talk với nghệ sĩ Veronika Radulovic

Được điều phối bởi nhà văn/ nhà báo Quỳnh Trần, buổi trò chuyện có sự tham gia của ba khách mời, đó là nghệ sĩ người Đức Veronika Radulovic, ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc nghệ thuật của Heritage Space và Vietnam Contemporary Art Database, Flinj – Nghệ sĩ thị giác, đồng sáng lập nền tảng nghệ thuật “Hay Là”.

 

Ông Nguyễn Anh Tuấn đang giới thiệu với các khách mời Art talk những cái tên và tổ chức nổi bật trong hoạt động nghệ thuật ở Việt Nam

Các video được dàn dựng giống như một tác phẩm sắp đặt mà nghệ sĩ Veronika đã thai nghén và thực hiện trước đây tại Viện Goethe Hà Nội vào năm 1998. Đây là kho dữ liệu lưu trữ rất có giá trị, bởi các buổi trình diễn mà bà ghi lại thường mang tính tự phát và do đó khó có thể lập kế hoạch trước để lưu trữ lại. Vì thế, sự kiện này đã trở thành cơ hội hiếm có để khán giả có thể truy cập những video này trong kho lưu trữ cá nhân của Veronika và tìm hiểu thêm về những thử nghiệm ban đầu của nghệ thuật đương đại Việt Nam./.

Cùng xem lại video ghi lại nghệ thuật trình diễn của Trương Tân: