Triển lãm tranh “Cờ người”- Họa sĩ Nguyễn Trọng Minh

Nguyễn Trọng Minh là một trong những họa sĩ trẻ đầy tài năng của hội họa Việt Nam đương đại, tranh của anh có phong cách độc đáo riêng biệt, với phong cách pop-art anh đã tạo ra một cá tính riêng không thể trộn lẫn trong những bức vẽ của mình.

Triển lãm tranh "Cờ người" của anh vào ngày 18/11/2022 tại Gallery Craig Thomas là một dấu ấn lớn trong sự nghiệp hội họa của họa sĩ Nguyễn Trọng Minh.

Thế giới hội họa của họa sĩ tài năng hiếm có của hội họa đương đại Việt Nam - Nguyễn Trọng Minh và phong cách pop-art độc đáo

Như một trớ trêu của định mệnh, cậu học sinh cá biệt, ương bướng hay bị trừng phạt Nguyễn Trọng Minh khi trưởng thành lại theo đuổi con đường trở thành nhà giáo. Nhiều hy vọng tốt đẹp thay thế những hạn chế giáo dục từng trải qua đã nhanh chóng kết thúc sau ba năm làm giáo viên mỹ thuật tại trường trung học cơ sở. Mới trở thành họa sĩ chuyên nghiệp từ vài cuộc triển lãm lớn nhỏ, theo đuổi một số chủ đề nhất định, tuy hầu hết đều mang bóng dáng của phong cách hiện thực phê phán pha trộn Pop art và biểu hiện nhưng chính đời sống cá nhân gắn sâu với vấn đề giáo dục của Nguyễn Trọng Minh đã tạo ra những tác phẩm hội họa thật sự độc đáo và đầy hứa hẹn. Ở đây, Nguyễn Trọng Minh đã nhân bản nhân vật của mình để hướng đến tinh thần Nhân văn sâu sắc. Đó là những phản ánh chân thật về những hạn chế trong giáo dục ở nước ta – tạo ra những con người máy móc, giống nhau. Những vết dập màu đen in trên áo, trên quần của những người học trò như những dấu vết của sự “cá biệt”. Nó như nói lên một điều rằng sự phân biệt, kỳ thị vẫn đang hiện hữu. Và qua đây tác giả muốn thể hiện những mong muốn, hy vọng về những đổi mới trong nền giáo dục hiện nay.

Họa phẩm "Tôi là siêu nhân"

 

Từng có thời gian làm giáo viên mỹ thuật tại một trường trung học cơ sở, những hình ảnh, ấn tượng của anh về những gương mặt học sinh đã trở thành nguồn cảm hứng vô cùng lớn để anh cho ra đời những tác phẩm để đời. Đâu đó người xem vẫn cảm nhận thấy một không khí mang đậm màu sắc biểu hiện hiện thực trong tranh anh, với cách sử dụng màu đen và trắng, với những khuôn mặt và hành động, hình dáng giống nhau cả về trang phục lẫn hành động. Từ những cảm nhận về cuộc sống “thật đông đúc, mơ hồ, phức tạp” mà Nguyễn Trọng Minh đã vẽ nên những bức tranh trực tiếp thể hiện cảm quan và cách nhìn về cuộc đời của họa sĩ. Các tác phẩm của Nguyễn Trọng Minh vừa phản ánh những gì diễn ra xung quanh, vừa pha chút giễu nhại hiện thực. Anh sử dụng chủ yếu bút pháp hiện thực, kết hợp với thủ pháp nhân bản của nghệ thuật pop-art để sáng tác các bức tranh, nó phù hợp và hiếm thấy trên đường hướng hiện thực phê phán vốn không có nhiều họa sĩ tham dự.

Tác phẩm "Xin đừng bắn em"

 

Tuy còn khá trẻ nhưng Nguyễn Trọng Minh đã khẳng định tên tuổi và tài năng sớm nở rộ của mình bằng những series tranh với thủ pháp nhân bản độc đáo của nghệ thuật Pop Art trong việc sử dụng bút pháp hiện thực vừa mơ hồ vừa băn khoăn và tự vấn hoặc trào lộng trong việc diễn tả chiều sâu nội tâm của những đối tượng. Với những nét vẽ đơn giản, không cầu kỳ vào những chi tiết, Nguyễn Trọng Minh đã đưa nghệ thuật nhân bản lên đến một đỉnh cao của hội họa đương đại VN, bức vẽ là hình ảnh quen thuộc trong tranh anh: những người phụ nữ vùng cao với áo yếm, váy xòe đang tập trung vào một hành động có tính tập thể, sự chuyển động xoay vòng và sự hòa hợp về bố cục tạo cho bức tranh chiều sâu và tính cân bằng.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật mà họa sĩ trẻ tài năng Nguyễn Trọng Minh đem đến chiêu đãi cho công chúng luôn được chắt lọc từ chính những kinh nghiệm về cuộc sống và đau thương của riêng anh. Họa sĩ luôn tâm niệm, mỗi lần cầm bút là mỗi lần anh tự vấn lương tâm về chính cuộc đời này, những bức họa của anh phần lớn mang nhiều sự trăn trở và những thông điệp nghệ thuật giàu tính nhân văn. Anh thường chọn con người làm đối tượng trong những bức tranh của mình, bên cạnh học sinh, Nguyễn Trọng Minh hay vẽ phụ nữ, đó là những người phụ nữ vùng cao mặc váy xòe áo yếm, đang tập trung vào một hành động cụ thể nào đó, thường là một hành động biểu hiện nội tâm phức tạp và đầy ẩn dụ. Những ám dụ nghệ thuật này được anh chụp lại bằng những khoảnh khắc đáng giá trong đó họ phơi trải nỗi cô đơn, dồn vào việc miêu tả nội tâm trong các bức tranh của anh được đẩy cao hết mức có thể.

Tác phẩm "Nón lá"

 

Tất cả đã được Nguyễn Trọng Minh thể hiện trên một mặt nền phẳng nhẵn để phù hợp với ý đồ của tác giả đầy tương phản giữa các dáng tĩnh và vệt bút giằng dập tâm trạng thành một nội dung phê phán khách quan. Những người phụ nữ được nhân bản trong trang phục bình dân, trang phục truyền thống Việt, Mường như muốn hướng tới một nguồn sáng hư ảo, vừa như thành kính trong một lễ nghi tín ngưỡng hay một điệu múa truyền thống nào đó. Hình ảnh đó đã được Nguyễn Trọng Minh thể hiệ trên trang giấy vẽ bằng sự phối hợp những bố cục người trật tự, ngay khít, bức tranh được giảm thiểu tối đa về các độ thuần của xám, đen, trắng. Các tác phẩm luôn lấy bố cục không gian vô định, u buồn. Những tâm trạng u uẩn được thể hiện qua những vệt bút to đen đúa dập qua các chân dung như một rãnh lần u tối không thể phai? Hay một dằn vặt không thể bày tỏ?  Ngắm nhìn những bức vẽ của Nguyễn Trọng Minh, người xem sẽ cảm nhận được những gì giản dị nhất, đời thường nhất được thể hiện trên giấy qua từng nét vẽ. Nét nổi bật khác trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trọng Minh đó là thủ pháp “Nhân bản” nhiều lần một nhân vật. Những con người giống nhau mang ý nghĩa rằng những sự việc xảy ra không chỉ với một cá nhân mà với nhiều người đồng thời nó tạo nên sức ám ảnh mạnh mẽ lên tâm trí những ai đã từng xem tranh. Được biết đến với bút pháp hiện thực song hành với thủ pháp nhân bản của môn nghệ thuật đương đại Pop-art, các tác phẩm của Nguyễn Trọng Minh thể hiện một cách trực diện những vấn đề của xã hội hiện đại với một tinh thần, thái độ phản biện hết sức mạnh mẽ.

Nghệ thuật của Nguyễn Trọng Minh luôn đặt ra những câu hỏi trong sự kết hợp đặc sắc giữa giễu nhại và biểu hiện để hướng tới một phong cách hiện thực phê phán riêng có. Mọi khuôn mặt đều không biểu lộ cảm xúc nhưng nghiên cứu hình họa của Minh cho thấy khả năng bộc lộ trạng thái tâm lý bị dồn ép qua dáng điệu rất hiệu quả. Những cô gái có nét tương đồng về khuôn mặt, trang phục, dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt và thậm chí cả suy nghĩ là hình ảnh quen thuộc trong tranh anh. Họa sĩ lựa chọn bút pháp hiện thực, song hành với thủ pháp nhân bản của nghệ thuật Pop-Art thể hiện sự hận xa xôi trước một dang dở đời người. Bối cảnh tác phẩm luôn được đặt trong một không gian vô định, u buồn mang tính tượng trưng, ít nhiều có khái cảm siêu thực.

Bức tranh mang tên "Điệu múa rồng"

 

Chỉ từ giai đoạn Đổi mới, hội họa mới xuất hiện những tác phẩm có phẩm chất của phong cách hiện thực phê phán nhưng phần nhiều vẫn bị chi phối bởi ngôn ngữ cường điệu Pop art thời thượng, hoặc gán ghép xa xôi ý vị siêu thực, hoặc ít nhiều lên gân với vĩ mô chính trị vốn không phải bản chất tư duy của phần đa nghệ sĩ Việt. Hiếm những nghệ sĩ chân thành, càng hiếm những nghệ sĩ đi trên con đường hiện thực phê phán như mặc nhiên của chí khí. Họa sĩ trẻ Nguyễn Trọng Minh tiếp bước một quá vãng văn học hiện thực phê phán chủ nghĩa từng rất thành công khi đối đầu với một xã hội rối ren cũ mới. Như một vòng xoay quy luật, xã hội đương đại bày ra quá nhiều vấn đề cho sự công kích, chỉ còn lại chủ đề, hình thức nào để đảm bảo cho yêu cầu tối thượng của sáng tạo nghệ thuật. Bức họa có màu sắc phong  phú, khác với những bức vẽ thiên về xám, đen và trắng thường thấy trong tranh Nguyễn Trọng Minh, anh chủ yếu tập trung vào khai thác những mảng tâm trạng khó nói, đa chiều và nhiều sức nặng đối với các nhân vật của mình.

Tuy còn khá trẻ nhưng Nguyễn Trọng Minh đã khẳng định tên tuổi và tài năng sớm nở rộ của mình bằng những series tranh với thủ pháp nhân bản độc đáo của nghệ thuật Pop Art trong việc sử dụng bút pháp hiện thực vừa mơ hồ vừa băn khoăn và tự vấn hoặc trào lộng trong việc diễn tả chiều sâu nội tâm của những đối tượng. Với những nét vẽ đơn giản, không cầu kỳ vào những chi tiết, Nguyễn Trọng Minh đã đưa nghệ thuật nhân bản lên đến một đỉnh cao của hội họa đương đại VN, bức vẽ là hình ảnh quen thuộc trong tranh anh: những người phụ nữ vùng cao với áo yếm, váy xòe đang tập trung vào một hành động có tính tập thể, sự chuyển động xoay vòng và sự hòa hợp về bố cục tạo cho bức tranh chiều sâu và tính cân bằng.

Tác phẩm "Ở cuối hàng"

 

Mỗi tác phẩm nghệ thuật mà họa sĩ trẻ tài năng Nguyễn Trọng Minh đem đến chiêu đãi cho công chúng luôn được chắt lọc từ chính những kinh nghiệm về cuộc sống và đau thương của riêng anh. Họa sĩ luôn tâm niệm, mỗi lần cầm bút là mỗi lần anh tự vấn lương tâm về chính cuộc đời này, những bức họa của anh phần lớn mang nhiều sự trăn trở và những thông điệp nghệ thuật giàu tính nhân văn. Anh thường chọn con người làm đối tượng trong những bức tranh của mình, bên cạnh học sinh, Nguyễn Trọng Minh hay vẽ phụ nữ, đó là những người phụ nữ vùng cao mặc váy xòe áo yếm, đang tập trung vào một hành động cụ thể nào đó, thường là một hành động biểu hiện nội tâm phức tạp và đầy ẩn dụ. Những ám dụ nghệ thuật này được anh chụp lại bằng những khoảnh khắc đáng giá trong đó họ phơi trải nỗi cô đơn, dồn vào việc miêu tả nội tâm trong các bức tranh của anh được đẩy cao hết mức có thể.

Họa phẩm "Vệ sĩ"

 

Có lần Nguyễn Trọng Minh đã chia sẻ: “Tôi cảm thấy cuộc sống thật phức tạp, mọi thứ vừa đông đúc, vừa mơ hồ. ai cũng phải cố giành giật, cả đến hơi thở của mình. Tôi cần sự tĩnh lặng. mọi thứ phải được lắng lại, phân minh đen trắng, cô đúc và chặt chẽ. Hội họa, theo cách của riêng tôi, đã cho tôi khả năng ứng xử tốt nhất với cuộc đời”. Những bức tranh của anh được vẽ với hai màu chủ đạo Đen và Trắng. Đó là những gam màu mà người ta thường hay sử dụng khi muốn nói tới cái đen tối, cái xấu, cái sai lệch trong sự đối lập với cái minh bạch, cái chính nghĩa, và cái đúng. Sự suy tư của người thiếu nữ như một cầu nối kết nối giữa họa sĩ và người xem về những tâm sự thầm kín trong tâm hồn mỗi con người. Nguyễn Trọng Minh nhìn những cá thể trong đời sống xã hội bằng những kinh nghiệm của riêng anh, đó là sự u uẩn khi đặt một cá nhân vào một vòng xoáy phức tạp, bon chen và nhiều xô bồ. Nghệ thuật trong tranh Nguyễn Trọng Minh có tính trực tiếp và phản biện dựa trên tinh thần phản ánh và giễu nhại những gì xung quanh để hướng tới một phong cách hiện thực phê phán riêng có.

Triển lãm tranh “Cờ người”

Sự đối xứng hình học và nhịp điệu trong tranh Minh là một trong những điều đầu tiên thu hút mắt người xem khi nhìn thấy tranh anh. Những hàng thanh niên nam, nữ ở độ tuổi học sinh, ăn mặc giống nhau, thường ngồi hoặc đứng với điệu bộ trầm ngâm, vâng lời, nói lên sự chấp nhận, hoặc áp đặt thành công, sự đồng nhất về mục đích, tư duy. Các nhân vật thường mặc trang phục truyền thống của miền Bắc Việt Nam, đặc biệt đồng phục học sinh gợi lên cảm giác về ý định phục tùng hoặc giáo dục. Bảng màu của Minh được thể hiện bằng các sắc thái khá trầm lắng: xanh da trời, xám, đen và tím, thỉnh thoảng là các vệt chéo màu đỏ. Minh có phong cách và gu thẩm mỹ thu hút và có chất riêng.

Bức tranh "Đến hát nhà quan" được trưng bày trong triển lãm "Cờ người" sắp tới

 

Trong bộ sưu tập Cờ Người, Minh dường như đang mở ra phong cách ít khắc khổ hơn, hướng đến sự vui tươi, thay đổi. Hoạ sĩ cho biết: “Tiêu đề bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ mảng tranh chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam, khu vực Sông Hồng của miền Bắc đất nước. Miêu tả đời sống sinh hoạt của người dân như đánh cờ, đấu vật, chọi trâu, bắn hổ, uống rượu, hát nhà quan. Trong đó bộ môn đánh cờ sử dụng người làm quân cờ nên người ta hay gọi là chơi cờ người.” Những hoạt động này được tái hiện một cách hài hước, giàu cảm xúc trong nhiều tranh của bộ sưu tập Cờ Người.

Minh vẽ những thanh niên Việt Nam xếp hàng, mặc đồng phục nhà trường. Điều này bắt nguồn từ thực tế anh có ba năm dạy học tại một trường trung học ở tỉnh Lào Cai, nơi anh nhận ra một số bất cập trong hệ thống giáo dục của đất nước. Minh viết: “Vấn đề hình thức, cứng nhắc, bệnh thành tích…nó tạo ra những con người với tư duy, suy nghĩ giống nhau và học sinh thì đều mặc đồng phục giống nhau, nó gợi cho tôi sự nhân bản và từ đó tôi dùng thủ pháp nhân bản thể hiện trong tranh mình.” Những thanh niên trong tranh Minh là bình luận về sự vâng lời, thiếu tính cá nhân được nuôi dưỡng bởi các thể chế của Việt Nam.

Một trong những họa phẩm của triển lãm "Cờ người" - "Bắn chim"

 

Các tranh trong bộ sưu tập Cờ Người của Minh cho thấy hoạ sĩ tiếp tục lặp lại ý tưởng và chủ đề cốt lõi, đồng thời phát triển rộng hơn, giải quyết các vấn đề lớn hơn đặt ra bởi việc mở cửa và phát triển nhanh chóng của xã hội Việt Nam, có xu hướng làm nổi bật mâu thuẫn giữa truyền thống và những sự thực hành hiện đại du nhập từ nước ngoài. Nhiều tranh trong bộ sưu tập mới tỏa ra ánh sáng nhẹ nhàng của sự gợi cảm, thậm chí là sự vui tươi có xen chút dục cảm, hướng đến một Việt Nam hiện đại, đối nghịch với xu hướng nghiêm khắc hơn phổ biến ở đất nước này trong vài thập niên trước. 

Một số tác phẩm như Cờ Thế II cho thấy sự nhạy cảm của Minh đối với vị trí chính trị – xã hội độc đáo của Việt Nam trên trường thế giới. Lịch sử độc đáo của đất nước xác định trước Việt Nam phải đóng vai của mình trên bàn cờ quốc tế, xa xưa hay gần đây. Việc đi bộ trên dây này không có gì không giống với các hoạ sĩ Việt Nam đương đại khác, việc mà Nguyễn Trọng Minh phải thực hiện, khi tìm cách dung hoà những ảnh hưởng của thế giới nghệ thuật quốc tế hiện đại, với lịch sử văn hoá lâu đời hàng thiên niên kỷ của quê hương mình.

*    *    *

Khai mạc triển lãm: Thứ Sáu, 18 tháng 11 năm 2022, 18-21 giờ

Thời gian triển lãm: 18 tháng 11 – 7 tháng 12 năm 2022

Địa điểm: Craig Thomas Gallery

27(i) Trần Nhật Duật, P. Tân Định, Quận 1

Thành phố Hồ Chí Minh

Liên hệ: Craig Thomas – 0903888431

E-mail: cthomasgallery@gmail.com

Website: www.cthomasgallery.com